Giải mục 1 trang 19,20,21 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức
Ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng
HĐ1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 19 SGK Toán 12 Kết nối tri thức
Xét hình phẳng giới hạn bởi đồ thị y=f(x)=x+1, trục hoành và hai đường thẳng x=−2,x=1 (H.4.12).
a) Tính diện tích S của hình phẳng này.
b) Tính 1∫−2|f(x)|dx và so sánh với S.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về tính chất của tích phân để tính: Cho f(x), g(x) là các hàm số liên tục trên đoạn [a; b]. Khi đó, ta có: b∫af(x)dx=c∫af(x)dx+b∫cf(x)dx (a<c<b).
Lời giải chi tiết:
a) Đặt tên các điểm như hình vẽ. Khi đó, AD=1,DE=1,AC=2,CB=2
Diện tích S của hình phẳng là:
S=SΔEAD+SΔABC=12AD.DE+12AC.BC=12.1.1+12.2.2=12+2=52
b) 1∫−2|f(x)|dx=1∫−2|x+1|dx=−1∫−2|x+1|dx+1∫−1|x+1|dx=−−1∫−2(x+1)dx+1∫−1(x+1)dx
=−(x22+x)|−1−2+(x22+x)|1−1=(12+1−12+1)−(122−1−(−2)22+2)=2+12=52
LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 20 SGK Toán 12 Kết nối tri thức
Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol y=x2−4, trục hoành và hai đường thẳng x=0,x=3 (H.4.15).
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng để tính: Diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số f(x) liên tục, trục hoành và hai đường thẳng x=a,x=b(a<b), được tính bằng công thức S=b∫a|f(x)|dx.
Lời giải chi tiết:
Diện tích hình phẳng cần tính là:
S=3∫0|x2−4|dx=2∫0|x2−4|dx+3∫2|x2−4|dx=−2∫0(x2−4)dx+3∫2(x2−4)dx
=−(x33−4x)|20+(x33−4x)|32=−(233−4.2)+(333−4.3−233+4.2)=163+73=233
HĐ2
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 20 SGK Toán 12 Kết nối tri thức
Gọi S là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của các hàm số f(x)=−x2+4x, g(x)=x và hai đường thẳng x=1,x=3 (H.4.16)
a) Giả sử S1 là diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol y=−x2+4x, trục hoành và hai đường thẳng x=1,x=3; S2 là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường thẳng y=x, trục hoành và hai đường thẳng x=1,x=3. Tính S1, S2 và từ đó suy ra S.
b) Tính 3∫1|f(x)−g(x)|dx và so sánh với S.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng để tính: Diện tích S của hàm số f(x) liên tục, trục hoành và hai đường thẳng x=a,x=b(a<b), được tính bằng công thức S=b∫a|f(x)|dx.
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol y=−x2+4x, trục hoành và hai đường thẳng x=1,x=3 là:
S1=3∫1|−x2+4x|dx=3∫1(−x2+4x)dx=(−x33+2x2)|31=−333+2.32+13−2.12=223
Diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol y=x, trục hoành và hai đường thẳng x=1,x=3 là: S2=3∫1|x|dx=3∫1xdx=x22|31=322−12=4
Do đó, S=S1−S2=223−4=103
b) 3∫1|f(x)−g(x)|dx=3∫1|−x2+3x|dx=3∫1(−x2+3x)dx=(−x33+3x22)|31
=−333+3.322+13−32=103
Do đó, S=3∫1|f(x)−g(x)|dx
LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 21 SGK Toán 12 Kết nối tri thức
Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của các hàm số y=√x,y=x−2 và hai đường thẳng x=1,x=4.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị hàm số và đường thẳng x=a,x=b để tính: Diện tích S của hình phẳng giới hạn đồ thị của hai hàm số f(x), g(x) liên tục trên đoạn [a; b] và hai đường thẳng x=a,x=b, được tính bằng công thức S=b∫a|f(x)−g(x)|dx.
Lời giải chi tiết:
Diện tích hình phẳng cần tính là:
4∫1|x−√x−2|dx=−4∫1(x−√x−2)dx=−(x22−2x√x3−2x)|41
=−(422−2.4√43−2.4−12+2.1.√13+2.1)=196
VD1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 22 SGK Toán 12 Kết nối tri thức
Ta biết rằng hàm cầu liên quan đến giá p của một sản phẩm với nhu cầu của người tiêu dùng, hàm cung liên quan đến giá p của sản phẩm với mức độ sẵn sàng cung cấp sản phẩm của nhà sản xuất. Điểm cắt nhau (xo;po) của đồ thị hàm cầu p=D(x) và đồ thị hàm cung p=S(x) được gọi là điểm cân bằng .
Các nhà kinh tế gọi diện tích của hình giới hạn bởi đồ thị hàm cầu, đường ngang p=po và đường thẳng đứng x=0 là thặng dư tiêu dùng . Tương tự, diện tích của hình giới hạn bởi đồ thị của hàm cung, đường nằm ngang p=po và đường thẳng đứng x=0 được gọi là thặng dư sản xuất , như trong Hình 4.19.
(Theo R. Larson, Brief Calculus: An Applied Approach, 8th edition, Cengage Learning, 2009 )
Giả sử hàm cung và hàm cầu của một loại sản phẩm được mô hình hóa bởi:
Hàm cầu: p=−0,36x+9 và hàm cung: p=0,14x+2, trong đó x là số đơn vị sản phẩm. Tìm thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất cho sản phẩm này.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị hàm số và đường thẳng x=a,x=b để tính: Diện tích S của hình phẳng giới hạn đồ thị của hai hàm số f(x), g(x) liên tục trên đoạn [a; b] và hai đường thẳng x=a,x=b, được tính bằng công thức S=b∫a|f(x)−g(x)|dx.
Lời giải chi tiết:
Gọi điểm M là giao điểm của hàm cầu p=−0,36x+9 và hàm cung p=0,14x+2
Khi đó, phương trình hoành độ giao điểm của hàm cầu và hàm cung là:
−0,36x+9=0,14x+2, suy ra x=14 nên p=−0,36.14+9=9925. Do đó, M(14;9925)
Đồ thị hàm số p=−0,36x+9 đi qua điểm M(14;9925) và điểm N(0 ;9)
Đồ thị hàm số p=0,14x+2 đi qua điểm M(14;9925) và điểm P(0; 2)
Diện tích hình giới hạn bởi đồ thị hàm số p=−0,36x+9, trục hoành và hai đường thẳng x=0,x=14 là: S1=14∫0|−0,36x+9|dx=14∫0(−0,36x+9)dx=(−0,18x2+9x)|140
=−0,18.142+9.14=90,72
Diện tích hình giới hạn bởi đồ thị hàm số p=0,14x+2, trục hoành và hai đường thẳng x=0,x=14 là:
S2=14∫0|0,14x+2|dx=14∫0(0,14x+2)dx=(0,07x2+2x)|140=0,07.142+2.14=41,72
Thặng dư tiêu dùng cho sản phẩm này là: S1−OQ.QM=90,72−14.9925=35,28
Thặng dư sản xuất cho sản phẩm này là: OQ.OM−S2=14.9925−41,72=13,72