Processing math: 59%

Giải mục 1 trang 12,13,14 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 12 Kết nối tri thức


Giải mục 1 trang 12,13,14 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức

Khái niệm tích phân

HĐ1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 13 SGK Toán 12 Kết nối tri thức

Kí hiệu T là hình thang vuông giới hạn bởi đường thẳng y=x+1, trục hoành và hai đường thẳng x=1,x=t(1t4) (H.4.3).

a) Tính diện tích S của T khi t=4.

b) Tính diện tích S(t) của T khi t[1;4].

c) Chứng minh rằng S(t) là một nguyên hàm của hàm số f(t)=t+1,t[1;4] và diện tích S=S(4)S(1).

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về diện tích hình thang để tính: Diện tích hình thang ABCD (AB//CD) là: S=(AB+CD).h2 với h là chiều cao của hình thang.

Lời giải chi tiết:

a) Gọi A, D lần lượt là giao điểm của các đường thẳng x=1, x=4 với trục hoành; B, C lần lượt là giao điểm của các đường thẳng x=1, x=4 với đường thẳng y=x+1.

Khi đó, A(1;0),B(1;2),C(4;5),D(4;0). Do đó, AB=2,CD=5,AD=3

Diện tích hình thang ABCD là: S=(AB+CD).AD2=(2+5).32=212

b) Gọi A, D lần lượt là giao điểm của các đường thẳng x=1, x=t với trục hoành, B, C lần lượt là giao điểm của đường thẳng x=1, x=t với đường thẳng y=x+1.

Khi đó, A(1;0),B(1;2),C(t;t+1),D(t;0). Do đó, AB=2,CD=t+1,AD=t1

Diện tích hình thang ABCD là:

S(t)=(AB+CD).AD2=(2+t+1).(t1)2=(t+3)(t1)2=t2+2t32

c) Ta có: S(t)=(t2+2t32)=12(2t+2)=t+1=f(t)

Do đó, S(t) là một nguyên hàm của hàm số f(t)=t+1,t[1;4].

Lại có: S(4)S(1)=42+2.43212+2.132=2120=212

Suy ra: S=S(4)S(1).

HĐ2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 13 SGK Toán 12 Kết nối tri thức

Xét hình thang cong giới hạn bởi đồ thị y=x2, trục hoành và hai đường thẳng x=1,x=2. Ta muốn tính diện tích S của hình thang cong này.

a) Với mỗi x[1;2], gọi S(x) là diện tích phần hình thang cong đã cho nằm giữa hai đường thẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ bằng 1 và x (H.4.5).

Cho h>0 sao cho x+h<2. So sánh hiệu S(x+h)S(x) với diện tích hai hình chữ nhật MNPQ và MNEF (H.4.6). Từ đó suy ra: 0S(x+h)S(x)hx22xh+h2.

b) Cho h<0 sao cho x+h>1. Tương tự phần a, đánh giá hiệu S(x)S(x+h) và từ đó suy ra 2xh+h2S(x+h)S(x)hx20.

c) Từ kết quả phần a và phần b, suy ra với mọi h0, ta có

|S(x+h)S(x)hx2|2x|h|+h2.

Từ đó chứng minh S(x)=x2,x(1;2). Người ta chứng minh được S(1)=1,S(2)=4, tức là S(x) là một nguyên hàm của x2 trên [1;2].

d) Từ kết quả của phần c, ta có S(x)=x33+C. Sử dụng điều này với lưu ý S(1)=0 và diện tích cần tính S=S(2), hãy tính S.

Gọi F(x) là một nguyên hàm tùy ý của f(x)=x2 trên [1;2]. Hãy so sánh S và F(2)F(1).

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về hình thang cong để tính: Hình phẳng giới hạn bởi đồ thị y=f(x), trục hoành và hai đường thẳng x=a,x=b(a<b), trong đó f(x) là hàm liên tục không âm trên đoạn [a; b] gọi là một hình thang cong.

Lời giải chi tiết:

a) Với h>0 sao cho x+h<2, gọi SMNPQSMNEF lần lượt là diện tích các hình chữ nhật MNPQ và MNEF thì SMNPQS(x+h)S(x)SMNEF

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là: SMNPQ=MN.MQ=(x+hx)x2=hx2

Diện tích hình chữ nhật MNEF là: SMNEF=MN.NE=(x+hx)(x+h)2=h(x+h)2

Do đó, hx2S(x+h)S(x)h(x+h)2. Vậy 0S(x+h)S(x)hx22xh+h2

b)

Với h<0 sao cho x+h>1, gọi SMNPQSMNEF lần lượt là diện tích các hình chữ nhật MNPQ và MNEF thì SMNPQS(x)S(x+h)SMNEF

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là: SMNPQ=MN.MQ=h(x+h)2>0

Diện tích hình chữ nhật MNEF là: SMNEF=MN.NE=hx2

Do đó, h(x+h)2S(x+h)S(x)hx2

Vậy 2xh+h2S(x+h)S(x)hx20  (do h<0 nên h>0)

c) Từ phần a và phần b, suy ra với mọi h0, ta có: |S(x+h)S(x)hx2|2x|h|+h2

Do đó, S(x)=lim. Suy ra, S'\left( 1 \right) = 1,S'\left( 2 \right) = 4.

Do đó, S(x) là một nguyên hàm của {x^2} trên \left[ {1;2} \right].

d) Theo c ta có: S\left( x \right) = \frac{{{x^3}}}{3} + C, S\left( 1 \right) = 0  nên \frac{1}{3} + C = 0 \Leftrightarrow C = \frac{{ - 1}}{3}.

Do đó, S\left( x \right) = \frac{{{x^3}}}{3} - \frac{1}{3}

Diện tích cần tính là: S = S\left( 2 \right) = \frac{{{2^3}}}{3} - \frac{1}{3} = \frac{7}{3}

Vì F(x) là một nguyên hàm tùy ý của f\left( x \right) = {x^2} trên \left[ {1;2} \right] nên F\left( x \right) = \frac{{{x^3}}}{3} + C,C \in \mathbb{R}

Ta có: F\left( 2 \right) - F\left( 1 \right) = \frac{7}{3} - 0 = \frac{7}{3} = S. Do đó, S = F\left( 2 \right) - F\left( 1 \right)

HĐ3

Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 14 SGK Toán 12 Kết nối tri thức

Giả sử f(x) là hàm số liên tục trên đoạn \left[ {a;b} \right], F(x) và G(x) là hai nguyên hàm tùy ý của f(x) trên đoạn \left[ {a;b} \right]. Chứng minh rằng F\left( b \right) - F\left( a \right) = G\left( b \right) - G\left( a \right).

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về họ nguyên hàm của một hàm số để chứng minh: Để tìm nguyên hàm của hàm số f(x) trên K, ta chỉ cần tìm một nguyên hàm F(x) của f(x) trên K và khi đó \int {f\left( x \right)dx = F\left( x \right) + C} , C là hằng số.

Lời giải chi tiết:

Vì F(x) và G(x) là hai nguyên hàm tùy ý của f(x) trên đoạn \left[ {a;b} \right] nên tồn tại hằng số C sao cho F\left( x \right) = G\left( x \right) + C.

Do đó, F\left( b \right) - F\left( a \right) = G\left( b \right) + C - G\left( a \right) - C = G\left( b \right) - G\left( a \right)

LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 15 SGK Toán 12 Kết nối tri thức

Tính:

a) \int\limits_0^1 {{e^x}dx} ;

b) \int\limits_1^e {\frac{1}{x}dx} ;

c) \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sin xdx} ;

d) \int\limits_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{3}} {\frac{{dx}}{{{{\sin }^2}x}}} .

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về định nghĩa tích phân để tính: Cho f(x) là hàm số liên tục trên đoạn [a; b]. Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên đoạn [a; b] thì hiệu số F\left( b \right) - F\left( a \right) được gọi là tích phân từ a đến b của hàm số f(x), kí hiệu \int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} .

Lời giải chi tiết:

a) \int\limits_0^1 {{e^x}dx}  = {e^x}\left| \begin{array}{l}1\\0\end{array} \right. = {e^1} - {e^0} = e - 1;

b) \int\limits_1^e {\frac{1}{x}dx}  = \ln \left| x \right|\left| \begin{array}{l}e\\1\end{array} \right. = \ln e - \ln 1 = 1;

c) \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sin xdx}  =  - \cos x\left| \begin{array}{l}\frac{\pi }{2}\\0\end{array} \right. =  - \cos \frac{\pi }{2} + \cos 0 = 1;

d) \int\limits_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{3}} {\frac{{dx}}{{{{\sin }^2}x}}}  =  - \tan x\left| \begin{array}{l}\frac{\pi }{3}\\\frac{\pi }{6}\end{array} \right. =  - \cot \frac{\pi }{3} + \cot \frac{\pi }{6} =  - \frac{{\sqrt 3 }}{3} + \sqrt 3  = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}.

LT2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 16 SGK Toán 12 Kết nối tri thức

Sử dụng ý nghĩa hình học của tích phân, tính:

a) \int\limits_1^3 {\left( {2x + 1} \right)dx} ;

b) \int\limits_{ - 2}^2 {\sqrt {4 - {x^2}} dx} .

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về ý nghĩa hình học của tích phân để tính: Nếu hàm số f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a; b], thì tích phân \int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} là diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị y = f\left( x \right), trục hoành và hai đường thẳng x = a,x = b. Vậy S = \int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} .

Lời giải chi tiết:

a) Tích phân cần tính là diện tích của hình thang vuông ABCD, có đáy nhỏ AB = 3, đáy lớn CD = 7 và đường cao AD = 2.

Do đó, \int\limits_1^3 {\left( {2x + 1} \right)dx}  = {S_{ABCD}} = \frac{1}{2}\left( {AB + CD} \right)AD = \frac{1}{2}\left( {3 + 7} \right).2 = 10

b) Ta có y = \sqrt {4 - {x^2}} là phương trình nửa phía trên trục hoành của đường tròn tâm tại gốc tọa độ O và bán kính 2. Do đó, tích phân cần tính là diện tích nửa phía trên trục hoành của hình tròn tương ứng.

Vậy \int\limits_{ - 2}^2 {\sqrt {4 - {x^2}} dx}  = 2\pi

VD1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 16 SGK Toán 12 Kết nối tri thức

Giải quyết bài toán ở tình huống mở đầu .

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về định nghĩa tích phân để tính: Cho f(x) là hàm số liên tục trên đoạn [a; b]. Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên đoạn [a; b] thì hiệu số F\left( b \right) - F\left( a \right) được gọi là tích phân từ a đến b của hàm số f(x), kí hiệu \int\limits_a^b {f\left( x \right)dx}

Sử dụng kiến thức về quan hệ giữa hàm số vận tốc và hàm số quãng đường để tính: Hàm số quãng đường S(t) là một nguyên hàm của hàm số vận tốc v(t).

Lời giải chi tiết:

Lấy mốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu được phanh. Gọi T là thời điểm ô tô dừng.

Xe dừng hẳn khi v\left( T \right) = 0. Do đó, 0 =  - 40T + 20 nên T = \frac{1}{2}. Như vậy, khoảng thời gian từ lúc đạp phanh đến khi dừng hẳn của ô tô là 0,5 giây.

v\left( t \right) = S'\left( t \right) nên S(t) là một nguyên hàm của hàm vận tốc v(t).

Từ lúc đạp phanh đến khi dừng hẳn, ô tô còn di chuyển được số mét là:

Do đó, S\left( t \right) = \int\limits_0^{\frac{1}{2}} {v\left( t \right)dt}  = \int\limits_0^{\frac{1}{2}} {\left( { - 40t + 20} \right)dt = \left( { - 20{t^2} + 20t} \right)\left| \begin{array}{l}\frac{1}{2}\\0\end{array} \right. = }  - 20.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} + 20.\frac{1}{2} = 5\left( m \right)

Vậy từ lúc đạp phanh đến khi dừng hẳn, ô tô còn di chuyển được 5m.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 30 trang 93 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 31 trang 93 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải câu hỏi trang 58 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 4,5,6 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 5,6,7 SGK Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 12,13,14 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 15,16,17 SGK Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 19,20,21 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 20, 21 SGK Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 26, 27 SGK Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 29,30,31 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức