Giải mục 1 trang 4,5,6 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức
Nguyên hàm của một số
HĐ1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 4 SGK Toán 12 Kết nối tri thức
Cho hai hàm số f(x)=x2+1 và F(x)=13x3+x, với x∈R.
a) Tính đạo hàm của hàm số F(x).
b) F’(x) và f(x) có bằng nhau không?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về đạo hàm để tính: (u+v)′=u′+v′,(xα)′=α.xα−1(x>0),c′=0 với c là hằng số.
Lời giải chi tiết:
a) F′(x)=(13x3+x)′=x2+1
b) F′(x)=f(x).
Câu 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 5 SGK Toán 12 Kết nối tri thức
Hàm số nào dưới đây là một nguyên hàm của hàm số f(x)=x+1x trên khoảng (0;+∞)?
a) F(x)=12x2+lnx;
b) G(x)=x22−lnx.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về khái niệm nguyên hàm của một hàm số để tìm nguyên hàm của f(x): Cho hàm số f(x) xác định trên một khoảng K (hoặc một đoạn, hoặc một nửa khoảng). Hàm số F(x) được gọi là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F′(x)=f(x) với mọi x thuộc K.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: F′(x)=(12x2+lnx)′=x+1x
Vì F′(x)=f(x) với mọi x thuộc (0;+∞) nên F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên (0;+∞).
b) G′(x)=(x22−lnx)′=x−1x
G(x) không phải là một nguyên hàm của f(x) trên (0;+∞) vì với x=1 ta có:
G′(1)=0≠2=f(1).
HĐ2
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 5 SGK Toán 12 Kết nối tri thức
a) Chứng minh rằng hàm số F(x)=x44 là một nguyên hàm của hàm số f(x)=x3 trên R.
b) Hàm số G(x)=x44+C (với C là hằng số) có là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên R không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về khái niệm nguyên hàm của một hàm số để tìm nguyên hàm của f(x): Cho hàm số f(x) xác định trên một khoảng K (hoặc một đoạn, hoặc một nửa khoảng). Hàm số F(x) được gọi là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F′(x)=f(x) với mọi x thuộc K.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: F′(x)=x3=f(x) nên F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên R.
b) Ta có: G′(x)=x3=f(x) nên G(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên R.
LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 6 SGK Toán 12 Kết nối tri thức
Tìm ∫x3dx
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về họ nguyên hàm của một hàm số để tính: Để tìm nguyên hàm của hàm số f(x) trên K, ta chỉ cần tìm một nguyên hàm F(x) của f(x) trên K và khi đó ∫f(x)dx=F(x)+C, C là hằng số.
Lời giải chi tiết:
Vì (x44)′=x3 nên F(x)=x44 là một nguyên hàm của hàm số f(x)=x3 trên R.
Do đó, ∫x3dx=x44+C