Giải mục 1 trang 54, 55 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Cho hai đường thẳng chéo nhau (a) và (b) trong không gian. Qua một điểm (M)
Hoạt động 1
Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b trong không gian. Qua một điểm M tuỳ ý vẽ a′∥a và vẽ b′∥b. Khi thay đổi vị trí của điểm M, có nhận xét gì về góc giữa a′ và b′?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Khi thay đổi vị trí của điểm M, góc giữa a′ và b′ không đổi.
Thực hành 1
Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′ có 6 mặt đều là hình vuông M,N,E,F lần lượt là trung điểm các cạnh BC,BA,AA′,A′D′. Tính góc giữa các cặp đường thẳng:
a) MN và DD′;
b) MN và CD′;
c) EF và CC′.
Phương pháp giải:
Cách xác định góc giữa hai đường thẳng a và b:
Bước 1: Lấy một điểm O bất kì.
Bước 2: Qua điểm O dựng đường thẳng a′∥a và đường thẳng b′∥b.
Bước 3: Tính (a,b)=(a′,b′).
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: M là trung điểm của BC
N là trung điểm của AB
⇒MN là đường trung bình của tam giác ABC
⇒MN∥AC
Mà DD′∥AA′
⇒(MN,DD′)=(AC,AA′)=^A′AC=90∘.
b) Ta có: MN∥AC
⇒(MN,CD′)=(AC,CD′)=^ACD′
Vì ABCD,ADD′A′,CDD′C′ là các hình vuông bằng nhau nên các đường chéo của chúng bằng nhau. Vậy AC=AD′=CD′
⇒ΔACD′ là tam giác đều ⇒^ACD′=60∘.
Vậy (MN,CD′)=60∘.
Vận dụng 1
Khung của một mái nhà được ghép bởi các thanh gỗ như Hình 3. Cho biết tam giác OMN vuông cân tại O. Tính góc giữa hai thanh gỗ a và b.
Phương pháp giải:
Cách xác định góc giữa hai đường thẳng a và b:
Bước 1: Lấy một điểm O bất kì.
Bước 2: Qua điểm O dựng đường thẳng a′∥a và đường thẳng b′∥b.
Bước 3: Tính (a,b)=(a′,b′).
Lời giải chi tiết:
Ta có: a∥OM⇒(a,b)=(OM,b)=^MON=90∘.