Giải mục 2 trang 65, 66 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 8, giải toán lớp 8 chân trời sáng tạo Bài 2. Tứ giác - Toán 8 - Chân trời sáng tạo


Giải mục 2 trang 65, 66 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo

Đường chéo

HĐ 3

Đường chéo \(AC\) chia tứ giác \(ABCD\) thành hai tam giác \(ACB\) \(ACD\) (Hình 7). Tính tổng các góc của tam giác \(ACB\) và tam giác \(ACD\) . Từ đó, ta có nhận xét gì về tổng các góc của tứ giác \(ABCD\) .

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất: Tổng ba góc trong một tam giác bằng \(180^\circ \)

Lời giải chi tiết:

Xét \(\Delta ABC\) ta có:

\(\widehat B + \widehat {BAC} + \widehat {BCA} = 180^\circ \) (tính chất tổng ba góc trong tam giác)

Xét \(\Delta DAC\) ta có:

\(\widehat D + \widehat {DAC} + \widehat {DCA} = 180^\circ \)

Ta có:

\(\widehat B + \widehat {BAC} + \widehat {BCA} + \widehat D + \widehat {DAC} + \widehat {DCA} = 180^\circ  + 180^\circ \)

\(\widehat B + \widehat D + \left( {\widehat {BAC} + \widehat {DAC}} \right) + \left( {\widehat {BCA} + \widehat {DCA}} \right) = 360^\circ \)

\(\widehat B + \widehat D + \widehat {BAD} + \widehat {BCD} = 360^\circ \)

Vậy tổng các góc của tứ giác \(ABCD\) bằng \(360^\circ \)

TH 2

Tìm \(x\) trong mỗi tứ giác sau:

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất: Tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^\circ \)

Lời giải chi tiết:

Do tổng số đo bốn góc của một tứ giác bằng \(360^\circ \) nên ta có:

a) Trong tứ giác \(PQRS\) :

\(x + 2x = 360^\circ  - \left( {80^\circ  + 70^\circ } \right) = 210^\circ \)

\(3x = 210^\circ \)

\(x = 70^\circ \)

b) Trong tứ giác \(ABCD\) :

\(x = 360^\circ  - \left( {90^\circ  + 100^\circ  + 95^\circ } \right)\)

\(x = 75^\circ \)

c) Trong tứ giác \(EFGH\) :

\(x = 360^\circ  - \left( {99^\circ  + 90^\circ  + 90^\circ } \right)\)

\(x = 81^\circ \)

VD 2

Phần thân của cái diều ở Hình 10a được vẽ lại như Hình 10b. Tìm số đo các góc chưa biết trong hình.

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất: Tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^\circ \)

Lời giải chi tiết:

Do tổng số đo bốn góc của một tứ giác bằng \(360^\circ \) nên ta có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = 360^\circ \)

\(130^\circ  + \widehat B + 60^\circ  + \widehat D = 360^\circ \)

\(\widehat B + \widehat D = 170^\circ \) (1)

Xét \(\Delta ABC\) \(\Delta ADC\) ta có:

\(AB = AD\) (gt)

\(BC = DC\) (gt)

\(AC\) chung

\( \Rightarrow \Delta ABC = \Delta ADC\) (c-c-c)

\( \Rightarrow \widehat B = \widehat D\) (hai góc tương ứng) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat B = \widehat D = \frac{{170^\circ }}{2} = 85^\circ \)


Cùng chủ đề:

Giải mục 2 trang 50, 51, 52 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 53 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 56 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 59, 60 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 63, 64, 65 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 65, 66 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 68, 69 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 69, 70 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 74, 75 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 76, 77, 78, 79 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 79, 80 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo