Giải mục 3 trang 54,55,56 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Lập phương trình tổng quát của mặt phẳng biết một số điều kiện
HĐ5
Trả lời câu hỏi Hoạt động 5 trang 54 SGK Toán 12 Cánh diều
Cho mặt phẳng (P) đi qua điểm I(x0;y0;z0) có →n(A;B;C) là vecto pháp tuyến. Giả sử M(x;y;z) là một điểm bất kì thuộc mặt phẳng (P) (Hình 9)
a) Tính tích vô hướng →n.→IM
b) Hãy biểu diễn →n.→IM theo x0,y0,z0;x,y,z và A, B, C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức biểu thức tọa độ của tích vô hướng
Lời giải chi tiết:
a) →IM=(x−x0;y−y0;z−z0)
→n.→IM=A(x−x0)+B(y−y0)+C(z−z0)
b) →n.→IM=A(x−x0)+B(y−y0)+C(z−z0)=Ax+By+Cz−Ax0−By0−Cz0
HĐ6
Trả lời câu hỏi Hoạt động 6 trang 55 SGK Toán 12 Cánh diều
Cho mặt phẳng (P) đi qua điểm I(1;3;-2) có cặp vecto chỉ phương là →u=(1;1;3),→v=(2;−1;2) (Hình 10)
a) Hãy chỉ ra một vecto pháp tuyến →n của mặt phẳng (P)
b) Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm I(1;3;-2) biết vecto pháp tuyển →n
Phương pháp giải:
a) Nếu hai vecto →u=(x1;y1;z1) và →v=(x2;y2;z2) là cặp vecto chỉ phương của mặt phẳng (P) thì →n=[→u;→v]=(|y1z1y2z2|;|z1x1x2z1|;|x1y1x2y2|) là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P)
b) Mặt phẳng (P) đi qua điểm I(x0;y0;z0) và nhận →n=(A;B;C) làm vecto pháp tuyến có phương trình là A(x−x0)+B(y−y0)+C(z−z0)=0
Lời giải chi tiết:
a) Vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là →n=[→u;→v]=(5;−4;3)
b) Phương trình mặt phẳng (P): 5(x−1)−4(y−3)+3(z+2)=0⇔5x−4y+3z+13=0
HĐ7
Trả lời câu hỏi Hoạt động 7 trang 55 SGK Toán 12 Cánh diều
Cho ba điểm H(-1;1;2), I(1;3;2), K(-1;4;5) cùng thuộc mặt phẳng (P) (Hình 11)
a) Tím tọa độ của các vecto →HI,→HK. Từ đó hãy chứng tỏ rằng ba điểm H, I, K không thẳng hàng
b) Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm H(-1;1;2), biết cặp vecto chỉ phương là →HI,→HK
Phương pháp giải:
a) A(a1;a2;a3),B(b1;b2;b3)⇒→AB=(b1−a1;b2−a2;b3−a3)
b) Tìm vecto pháp tuyến của mặt phẳng →n=(A;B;C). Mặt phẳng (P) đi qua điểm I(x0;y0;z0) và nhận →n=(A;B;C) làm vecto pháp tuyến có phương trình là A(x−x0)+B(y−y0)+C(z−z0)=0
Lời giải chi tiết:
a) →HI=(2;2;0),→HK=(0;3;3)
Có →HI≠k.→HK suy ra H, I, K không thẳng hàng
b) Vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là: →n=[→HI;→HK]=(6;−6;6)
Phương trình mặt phẳng (P) là: 6(x+1)−6(y−1)+6(z−2)=0⇔6x−6y+6z=0⇔x−y+z=0