Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải mục 3 trang 71, 72, 73, 74, 75 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều — Không quảng cáo

Toán 12 Cánh diều


Giải mục 3 trang 71, 72, 73, 74, 75 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều

Cho hai mặt phẳng (P1)(P2). Lấy hai đường thẳng Δ1,Δ2 sao cho Δ1(P1), Δ2(P2) (Hình 31).

HĐ8

Trả lời câu hỏi Hoạt động 8 trang 74 SGK Toán 12 Cánh diều

Cho hai mặt phẳng (P1)(P2). Lấy hai đường thẳng Δ1,Δ2 sao cho Δ1(P1), Δ2(P2) ( Hình 31 ).

\

a) Nêu cách xác định góc giữa hai đường thẳng Δ1,Δ2.

b) Góc đó có phụ thuộc vào việc chọn hai đường thẳng Δ1,Δ2 như trên không?

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về góc giữa hai đường thẳng để tính: Góc giữa hai đường thẳng m và n trong không gian là góc giữa hai đường thẳng a và b cùng đi qua một điểm và tương ứng song song với m và n.

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ hai đường thẳng Δ1,Δ2 cùng đi qua điểm I và lần lượt song song (hoặc trùng) với Δ1,Δ2. Khi đó, góc giữa hai đường thẳng Δ1,Δ2 là góc giữa hai đường thẳng Δ1,Δ2.

b) Vì Δ1(P1)Δ1 song song (hoặc trùng) với Δ1 nên Δ1(P1).

Tương tự ta có: Δ2(P2).

Khi đó, góc giữa hai đường thẳng Δ1,Δ2 luôn là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng (P1)(P2) nên góc giữa hai đường thẳng Δ1,Δ2 không phụ thuộc vào việc chọn hai đường thẳng Δ1,Δ2.

LT8

Trả lời câu hỏi Luyện tập 8 trang 74 SGK Toán 12 Cánh diều

Trong Ví dụ 10, tính góc giữa hai mặt phẳng (BCC’B’) và (CDA’B’).

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về góc giữa hai mặt phẳng để tính góc giữa hai mặt phẳng: Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó.

Lời giải chi tiết:

Vì ADD’A’ là hình vuông nên ADAD. Vì CD(ADDA) nên CDAD. Do đó, AD(CDAB).

Mặt khác, CD(BCCB), suy ra góc giữa hai mặt phẳng (BCC’B’) và (CDA’B’) là góc giữa hai đường thẳng AD’ và C’D’, đó là góc AD’C’.

CD(ADDA) nên CDAD, suy ra . Do đó, góc giữa hai mặt phẳng (BCC’B’) và (CDA’B’) bằng 90 độ.

HĐ9

Trả lời câu hỏi Hoạt động 9 trang 75 SGK Toán 12 Cánh diều

Cho hai mặt phẳng (P1)(P2). Gọi n1=(A1;B1;C1),n2=(A2;B2;C2) lần lượt là hai vectơ pháp tuyến của (P1), (P2); Δ1,Δ2 lần lượt là giá của hai vectơ n1,n2 ( Hình 33 ). So sánh:

a) cos((P1),(P2))cos(Δ1,Δ2);

b) cos(Δ1,Δ2)|cos(n1,n2)|.

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức vectơ pháp tuyến của mặt phẳng để chứng minh: Nếu vectơ n khác 0 và có giá vuông góc với mặt phẳng (P) thì n được gọi là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P).

Sử dụng kiến thức về vectơ chỉ phương của đường thẳng để chứng minh: Cho đường thẳng Δ và vectơ u khác 0. Vectơ u được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng Δ nếu giá của u song song hoặc trùng với Δ.

Lời giải chi tiết:

a) Vì Δ1(P1) nên đường thẳng Δ1 nhận một vectơ pháp tuyến n1 của mặt phẳng (P1) làm một vectơ chỉ phương.

Δ2(P2) nên đường thẳng Δ2 nhận một vectơ pháp tuyến n2 của mặt phẳng (P2) làm một vectơ chỉ phương.

Do đó, góc giữa hai đường thẳng Δ1,Δ2 là góc giữa hai vectơ pháp tuyến n1n2.

Vậy cos((P1),(P2))=cos(Δ1,Δ2).

b) Ta có:cos(Δ1,Δ2)=cos((P1),(P2))=|cos(n1,n2)|.

LT9

Trả lời câu hỏi Luyện tập 9 trang 75 SGK Toán 12 Cánh diều

Cho mặt phẳng (P) có vectơ pháp tuyến n=(A;B;C). Tính côsin của góc giữa mặt phẳng (P) và các mặt phẳng tọa độ.

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về côsin góc giữa hai mặt phẳng để tính: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng (P1), (P2) có vectơ pháp tuyến lần lượt là n1=(A1;B1;C1), n2=(A2;B2;C2). Khi đó, ta có: cos((P1),(P2))=|A1A2+B1B2+C1C2|A21+B21+C21.A22+B22+C22.

Lời giải chi tiết:

Mặt phẳng (Oxy) có một vectơ pháp tuyến là k=(0;0;1); mặt phẳng (Oxz) có một vectơ pháp tuyến là j=(0;1;0); mặt phẳng (Oyz) có một vectơ pháp tuyến là i=(1;0;0)

Do đó, cos((Oxy),(P))=|0.A+0.B+1.C|02+02+12A2+B2+C2=|C|A2+B2+C2;

cos((Oxz),(P))=|0.A+1.B+0.C|02+12+02A2+B2+C2=|B|A2+B2+C2;

cos((Oyz),(P))=|1.A+0.B+0.C|12+02+02A2+B2+C2=|A|A2+B2+C2.


Cùng chủ đề:

Giải mục 2 trang 94, 95 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Giải mục 2 trang 100, 101 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Giải mục 3 trang 11 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Giải mục 3 trang 24, 25, 26 SGK Toán 12 tập 1 - Cánh diều
Giải mục 3 trang 54,55,56 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Giải mục 3 trang 71, 72, 73, 74, 75 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Giải mục 3 trang 76,77,78 SGK Toán 12 tập 1 - Cánh diều
Giải mục 3 trang 85 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Giải mục 4 trang 12 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Giải mục 4 trang 57,58,59 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Giải mục 4 trang 79,80 SGK Toán 12 tập 1 - Cánh diều