Giải mục 3 trang 77, 78 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Cho hai đường thẳng chéo nhau (a) và (b).
Hoạt động 3
Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Gọi (Q) là mặt phẳng chứa b và song song với a. Gọi (P) là mặt phẳng chứa đường thẳng a, vuông góc với (Q) và cắt b tại điểm J. Trong (P), gọi c là đường thẳng đi qua J, vuông góc với a và cắt a tại điểm I.
Đường thẳng IJ có vuông góc với b không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Chứng minh IJ vuông góc với mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng b.
Lời giải chi tiết:
Gọi (R) là mặt phẳng chứa avà song song với (Q). Ta có:
(Q)∥(R)(P)∩(Q)=a′(P)∩(R)=a}⇒a∥a′
Mà IJ⊥a⇒IJ⊥a′
(P)⊥(Q)(P)∩(Q)=a′IJ⊂(P),IJ⊥a′}⇒IJ⊥(Q)
Mà b⊂(Q)⇒IJ⊥b.
Thực hành 3
Cho tứ diện OABC có ba cạnh OA,OB,OC đều bằng a và vuông góc từng đôi một. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng:
a) OA và BC;
b) OB và AC.
Phương pháp giải:
Cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau:
Cách 1: Dựng đường vuông góc chung.
Cách 2: Tính khoảng cách từ đường thẳng này đến một mặt phẳng song song với đường thẳng đó và chứa đường thẳng còn lại.
Lời giải chi tiết:
a) Gọi M là trung điểm của BC.
Tam giác OBC vuông cân tại O⇒OM⊥BC
OA⊥OBOA⊥OC}⇒OA⊥(OBC)⇒OA⊥OM
⇒d(OA,BC)=OM=12BC=12√OB2+OC2=a√22
b) Gọi N là trung điểm của AC.
Tam giác OAC vuông cân tại O⇒ON⊥AC
OA⊥OBOB⊥OC}⇒OB⊥(OAC)⇒OB⊥ON
⇒d(OB,AC)=ON=12AC=12√OA2+OC2=a√22
Vận dụng 2
Một căn phòng có trần cao 3,2 m. Tỉnh khoảng cách giữa một đường thẳng a trên trần nhà và đường thẳng b trên sàn nhà.
Phương pháp giải:
Cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau:
Cách 1: Dựng đường vuông góc chung.
Cách 2: Tính khoảng cách từ đường thẳng này đến một mặt phẳng song song với đường thẳng đó và chứa đường thẳng còn lại.
Lời giải chi tiết:
Vì trần nhà và sàn nhà song song với nhau nên đường thẳng a nằm trên trần nhà song song với sàn nhà.
Vậy khoảng cách giữa đường thẳng a trên trần nhà và đường thẳng b trên sàn nhà bằng khoảng cách giữa trần nhà và sàn nhà. Khoảng cách đó bằng 3,2 m.