Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai.
Hàm số bậc hai là hàm số cho bởi công thức y=ax2+bx+c, trong đó x là biến số, a,b,c là hằng số và a≠0.
1. Lý thuyết
+ Định nghĩa:
Hàm số bậc hai là hàm số cho bởi công thức y=ax2+bx+c, trong đó x là biến số, a,b,c là hằng số và a≠0.
Tập xác định của hàm số bậc hai là R
+ Đồ thị hàm số bậc hai
Đồ thị hàm số y=ax2+bx+c(a≠0) là một parabol, có đỉnh là điểm I(−b2a;−b2−4ac4a), có trục đối xứng là đường thẳng x=−b2a.
Parabol này quay bề lõm lên trên nếu a>0, xuống dưới nếu a<0.
+ Các bước vẽ đồ thị hàm số y=ax2+bx+c
Bước 1: Xác định a,b,c từ đó suy ra tọa độ đỉnh I(−b2a;−b2−4ac4a)
Bước 2: Xác định trục đối xứng x=−b2a
Bước 3: Xác định giao điểm của parabol với trục tung, trục hoành (nếu có) và vài điểm đặc biệt (đối xứng nhau qua trục đối xứng) trên parabol
Bước 4: Vẽ parabol.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Vẽ đồ thị hàm số y=x2+2x+2
Hàm số y=x2+2x+2 có a=1,b=2,c=2
⇒−b2a=−22.1=−1;y(−1)=(−1)2+2.(−1)+2=1
+ Tọa độ đỉnh I(−1;1)
+ Trục đối xứng x=−1
+ Giao điểm với trục tung là A(0;2), không cắt trục hoành (vì y=x2+2x+2=(x+1)2+1>0∀x∈R)
+ Lấy điểm B(-2;2) đối xứng với A(0;2) qua trục đối xứng. Điểm C(1;5), D(-3;5) thuộc đồ thị.
Ví dụ 2. Vẽ đồ thị hàm số y=−x2+2x
Hàm số y=−x2+2x có a=−1,b=2,c=0
⇒−b2a=−22.(−1)=1;y(1)=−12+2.1=1
+ Tọa độ đỉnh I(1;1)
+ Trục đối xứng x=1
+ Giao điểm với trục tung là O(0;0), điểm giao với trục hoành là A(2;0)
+ Lấy điểm B(-1;-3) thuộc đồ thị. Điểm C(3;-3) đối xứng với B(-1;-3) qua trục đối xứng