Lý thuyết liên hệ giữa phép chia và phép khai phương — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương


Lý thuyết liên hệ giữa phép chia và phép khai phương

1. Định lí. Với số a không âm và số b dương ta có

1. Định lí

Với số \(a\) không âm và số \(b\) dương ta có: \( \sqrt{\dfrac{a}{b}} = \dfrac{\sqrt{a}}{\sqrt{b}}\).

2. Quy tắc khai phương một thương

Muốn khai phương một thương \( \dfrac{a}{b}\), trong đó a không âm, b dương, ta có thể khai phương lần lượt a và b rồi lấy kết quả thứ nhất chia cho kết quả thứ 2.

3. Quy tắc chia các căn bậc hai

Muốn chia các căn bậc hai của số a không âm cho căn bậc hai của số b dương ta có thể chia a cho cho b rồi khai phương kết quả đó.

Chú ý: Một cách tổng quát, với biểu thức \(A\) không âm và biểu thức \(B\) dương ta có \(\sqrt{\dfrac{A}{B}}=\dfrac{\sqrt A}{\sqrt B}\)

4. Các dạng toán cơ bản

Dạng 1: Tính giá trị biểu thức

Sử dụng: Với biểu thức \(A\) không âm và biểu thức \(B\) dương ta có \(\sqrt{\dfrac{A}{B}}=\dfrac{\sqrt A}{\sqrt B}\)

Ví dụ: \(\sqrt {\dfrac{{25}}{{49}}}  = \dfrac{{\sqrt {25} }}{{\sqrt {49} }} = \dfrac{5}{7}\)

Dạng 2: Rút gọn biểu thức

Sử dụng: Với biểu thức \(A\) không âm và biểu thức \(B\) dương ta có \(\sqrt{\dfrac{A}{B}}=\dfrac{\sqrt A}{\sqrt B}\)

Ví dụ: Rút gọn \(\dfrac{{\sqrt {27{y^3}} }}{{\sqrt {3y} }}\) với \(y> 0\)

Ta có: \(\dfrac{{\sqrt {27{y^3}} }}{{\sqrt {3y} }} = \sqrt {\dfrac{{27{y^3}}}{{3y}}} \)\( = \sqrt {9{y^2}}  = \sqrt {{{\left( {3y} \right)}^2}} \)\( = \left| {3y} \right| = 3y\)


Cùng chủ đề:

Lý thuyết góc ở tâm. Số đo cung
Lý thuyết góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Lý thuyết hàm số bậc nhất
Lý thuyết liên hệ giữa cung và dây
Lý thuyết liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Lý thuyết liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Lý thuyết liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Lý thuyết một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Lý thuyết nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
Lý thuyết tứ giác nội tiếp
Lý thuyết về bảng căn bậc hai