Processing math: 100%

Lý thuyết So sánh phân số. Hỗn số dương Toán 6 KNTT với cuộc sống — Không quảng cáo

Toán 6, giải toán lớp 6 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 24. So sánh phân số. Hỗn số dương


Lý thuyết So sánh phân số. Hỗn số dương Toán 6 KNTT với cuộc sống

Lý thuyết So sánh phân số. Hỗn số dương Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Phân số dương. Hỗn số dương

1. Quy đồng mẫu số nhiều phân số

Để quy đồng nhiều phân số, ta thường làm như sau:

Bước 1: Viết các phân số đã cho dưới dạng phân số có mẫu dương. Tìm BCNN của các mẫu dương đó để làm mẫu số chung

Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu, bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu

Bước 3: Nhân tử và mẫu của mỗi phân số ở Bước 1 với thừa số phụ tương ứng

Ví dụ :

Để quy đồng mẫu hai phân số 1638, ta làm như sau:

- Đưa về phân số có mẫu dương: 1638

- Tìm mẫu chung: BC(6,8)=24

- Tìm thừa số phụ: 24:6=4;24:8=3

- Ta có: 16=1.46.4=42438=38=3.38.3=924.

2. Rút gọn phân số

a) Khái niệm phân số tối giản:

Phân số tối giản là phân số mà tử và mẫu chỉ có ước chung là 11

b) Cách rút gọn phân số

Bước 1: Tìm ƯCLN của tử và mẫu khi đã bỏ dấu “-” (nếu có)

Bước 2: Chia cả tử và mẫu cho ƯCLN vừa tìm được, ta có phân số tối giản.

Ví dụ:

Để rút gọn phân số 1524 ta làm như sau:

- Tìm ƯCLN của mẫu: ƯCLN(15, 24)=3.

- Chia cả tử và mẫu cho ƯCLN: 1524=15:324:3=58.

Ta được 58 là phân số tối giản.

3. So sánh hai phân số cùng mẫu

Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

Ví dụ : So sánh 4575.

Ta có: 4>75>0 nên 45>75.

Chú ý : Với hai phân số có cùng một mẫu nguyên âm, ta đưa chúng về hai phân số có cùng mẫu nguyên dương rồi so sánh.

Ví dụ:

So sánh 4525

Đưa hai phân số trên về có cùng một mẫu nguyên âm: 4525

Ta có: 4>25>0 nên 45>25.

4. So sánh hai phân số khác mẫu

Bước 1 : Quy đồng mẫu hai phân số đã cho (về cùng một mẫu dương)

Bước 2 : So sánh tử của các phân số: Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

Ví dụ : So sánh hai phân số 7121118.

BCNN(12;18)=36 nên ta có:

712=7.312.3=2136

1118=11.218.2=2236.

21>22 nên 2136>2236. Do đó 712>1118.

5. Hỗn số

Cho ab là hai số nguyên dương, a>b, a không chia hết cho b. Nếu a chia cho b được thương là q và số dư là r, thì ta viết ab=qrb và gọi qrb hỗn số .

Đọc là “q,r phần b”.

Ví dụ:

Phép chia 23:4 có thương là 5 và số dư là 3 nên ta có: 234=534.

Đọc là: “ năm, ba phần tư”.

Chú ý :

Với hỗn số qrb người ta gọi q phần số nguyên rb phần phân số của hỗn số.

Ví dụ:

Hỗn số 534 có phần nguyên là 5 và phần phân số là 34.

* Đổi hỗn số ra phân số

Ta đổi hỗn số qrb thành phân số, theo quy tắc sau:

qrb=q.b+rb

Ví dụ:

134=1.4+34=74


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Phép nhân số nguyên Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Phép nhân và phép chia phân số Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Phép nhân và phép chia số tự nhiên Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Quan hệ chia hết và tính chất Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Quy tắc dấu ngoặc Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết So sánh phân số. Hỗn số dương Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Số nguyên tố Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Số thập phân Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Số đo góc Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Tập hợp Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Tập hợp các số nguyên Toán 6 KNTT với cuộc sống