Lý thuyết về căn bậc hai
Căn bậc hai số học Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x^2 = a. Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau: Số dương kí hiệu là √a và số âm kí hiệu là -√a. Số 0 có đúng một căn bậc hai là chính số 0, ta viết √0 = 0.
1. Căn thức bậc hai
Căn bậc hai số học
Số dương a có đúng hai căn bậc hai là: √a và −√a
Với số dương a, số √a được gọi là căn bậc hai số học của a.
Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0.

+) √a=x⇔{x≥0x2=a
+) So sánh hai căn bậc hai số học:
Với hai số a,b không âm ta có a<b⇔√a<√b.
Căn thức bậc hai
Với A là một biểu thức đại số, người ta gọi √A là căn thức bậc hai của A. Khi đó, A được gọi là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn.
√A xác định hay có nghĩa khi A lấy giá trị không âm.
Chú ý. :
Với a≥0, ta có:
+ Nếu x=√a thì {x≥0x2=a
+ Nếu {x≥0x2=a thì x=√a.
Ta viết x=√a⇔{x≥0x2=a
2. So sánh các căn bậc hai số học
ĐỊNH LÍ:
Với hai số a;b không âm ta có a<b⇔√a<√b
Ví dụ: So sánh 3 và √7
Ta có: 3=√9 mà 9>7 suy ra √9>√7 hay 3>√7
Hằng đẳng thức √A2=|A|
Với mọi số a, ta có √a2=|a|.

Một cách tổng quát, với A là một biểu thức ta có
√A2=|A| nghĩa là
√A2=A nếu A≥0 và √A2=−A nếu A<0.
3. Một số dạng toán thường gặp
Dạng 1: Tìm căn bậc hai số học và so sánh hai căn bậc hai.
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức với hai số a,b không âm ta có a<b⇔√a<√b.
Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức chứa căn bậc hai
Phương pháp:
Sử dụng hằng đẳng thức √A2=|A|={AkhiA≥0−AkhiA<0
Dạng 3: Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
Phương pháp:
- Đưa các biểu thức dưới dấu căn về hằng đẳng thức (thông thường là (a+b)2=a2+2ab+b2, (a−b)2=a2−2ab+b2)
- Sử dụng hằng đẳng thức √A2=|A|={AkhiA≥0−AkhiA<0
Dạng 4: Tìm điều kiện để biểu thức chứa căn bậc hai có nghĩa
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức biểu thức √A có nghĩa khi và chỉ khi A≥0.
Dạng 5: Giải phương trình chứa căn bậc hai
Phương pháp:
Ta chú ý một số phép biến đổi tương đương liên quan đến căn thức bậc hai sau đây:
√A=B⇔{B≥0A=B2 ; √A2=B⇔|A|=B
√A=√B⇔{A≥0(B≥0)A=B ; √A2=√B2⇔|A|=|B|⇔A=±B