Lý thuyết về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai( tiếp theo)
Khử mẫu của biểu thức lấy căn Trục căn thức ở mẫu
1. Khử mẫu của biểu thức lấy căn
Với hai biểu thức A, B mà AB≥0 và B≠0, ta có:
√AB=√A⋅B|B|.
Ví dụ: Với x≠0 ta có: √11x=√11.x|x|
2. Trục căn thức ở mẫu
Với hai biểu thức A, B mà B>0, ta có
A√B=A√BB.
Với các biểu thức A, B, C mà A≥0 và A≠B2, ta có
C√A±B=C(√A∓B)A−B2.
Với các biểu thức A, B, C mà A≥0, B≥0 và A≠B, ta có:
C√A±√B=C(√A∓√B)A−B.
Ví dụ: Trục căn thức ở mẫu của biểu thức 3√x+2 với x≥0
Ta có:
3√x+2=3(√x−2)(√x+2)(√x−2)=3√x−6(√x)2−4=3√x−6x−4
CÁC DẠNG TOÁN VỀ BIẾN ĐỔI BIỂU THỨC CHỨA CĂN
Dạng 1: Đưa thừa số vào trong dấu căn, đưa thừa số ra ngoài dấu căn
Phương pháp:
Sử dụng các công thức
* Đưa thừa số ra ngoài dấu căn
Với hai biểu thức A,B mà B≥0, ta có √A2B=|A|√B={A√BkhiA≥0−A√BkhiA<0
* Đưa thừa số vào trong dấu căn
+) A√B=√A2B với A≥0 và B≥0
+) A√B=−√A2B với A<0 và B≥0
Dạng 2: So sánh hai căn bậc hai
Phương pháp:
Sử dụng công thức đưa thừa số ra ngoài dấu căn hoặc đưa thừa số vào trong dấu căn để so sánh hai căn bậc hai theo mối liên hệ
0≤A<B⇔√A<√B
Dạng 3: Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Phương pháp:
Sử dụng công thức đưa thừa số ra ngoài dấu căn hoặc đưa thừa số vào trong dấu căn và hằng đẳng thức √A2=|A|.
Sử dụng công thức trục căn thức ở mẫu
Dạng 4: Trục căn thức ở mẫu
Phương pháp:
Sử dụng các công thức
+) Với các biểu thức A,B mà A.B≥0;B≠0, ta có √AB=√AB|B|
+) Với các biểu thức A,B mà B>0, ta có A√B=A√BB
+) Với các biểu thức A,B,C mà A≥0,A≠B2, ta có C√A+B=C(√A−B)A−B2;C√A−B=C(√A+B)A−B2
+) Với các biểu thức A,B,C mà A≥0,B≥0,A≠B ta có
C√A−√B=C(√A+√B)A−B; C√A+√B=C(√A−√B)A−B
Dạng 5: Giải phương trình
Phương pháp:
+) Tìm điều kiện
+) Sử dụng công thức đưa thừa số ra ngoài dấu căn hoặc đưa thừa số vào trong dấu căn để đưa phương trình về dạng cơ bản
+) So sánh điều kiện rồi kết luận nghiệm.