Lý thuyết về căn thức bậc hai và hằng đẳng thức √A^2= — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức


Lý thuyết về căn thức bậc hai và hằng đẳng thức √A^2= |A|

Lý thuyết về căn thức bậc hai và hằng đẳng thức √A^2= |A|. Với A là một biểu thức đại số, người ta goi·

1. Căn thức bậc hai

Với \(A\) là một biểu thức đại số, người ta gọi \(\sqrt A \) là căn thức bậc hai của \(A\). Khi đó, \(A\) được gọi là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn.

\(\sqrt A \) xác định hay có nghĩa khi \(A\) lấy giá trị không âm.

2. Hằng đẳng thức \(\sqrt {{A^2}}  = \left| A \right|\)

Với mọi số \(a\), ta có \(\sqrt {{a^2}}  = \left| a \right|\).

* Một cách tổng quát, với \(A\) là một biểu thức ta có

\(\sqrt {{A^2}}  = \left| A \right|\) nghĩa là

\(\sqrt {{A^2}}  = A\) nếu \(A \ge 0\) và \(\sqrt {{A^2}}  =  - A\) nếu \(A < 0\).

3. Các dạng toán cơ bản

Dạng 1: Tìm điều kiện để căn thức xác định

Ta có \(\sqrt A \) xác định hay có nghĩa khi \(A\ge 0\)

Ví dụ: \(\sqrt {x - 1} \) xác định khi \(x - 1 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 1\)

Dạng 2: Rút gọn biểu thức

Sử dụng:  Với \(A\) là một biểu thức ta có \(\sqrt {{A^2}}  = \left| A \right|\)

Vì dụ: Với \(x>2\) ta có: \(A = \dfrac{{\sqrt {{x^2} - 4x + 4} }}{{x - 2}}\)\( = \dfrac{{\sqrt {{{\left( {x - 2} \right)}^2}} }}{{x - 2}} = \dfrac{{\left| {x - 2} \right|}}{{x - 2}} \)\(= \dfrac{{x - 2}}{{x - 2}} = 1\)


Cùng chủ đề:

Lý thuyết về bảng lượng giác
Lý thuyết về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Lý thuyết về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai( tiếp theo)
Lý thuyết về căn bậc ba
Lý thuyết về căn bậc hai
Lý thuyết về căn thức bậc hai và hằng đẳng thức √A^2=
Lý thuyết về dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Lý thuyết về một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Lý thuyết về rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
Lý thuyết về sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Lý thuyết về tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau