Lý thuyết về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai


Lý thuyết về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai

Đưa thừa số ra ngoài dấu căn

1. Đưa thừa số ra ngoài dấu căn

Với hai biểu thức A, B mà \(B\geq 0\), ta có \(\sqrt{A^{2}B}=\left | A \right |\sqrt{B;}\) tức là:

Nếu \(A\geq 0\) và \(B\geq 0\) thì \(\sqrt{A^{2}B}=A\sqrt{B}\);

Nếu \(A<0\) và \(B\geq 0\) thì \(\sqrt{A^{2}B}=-A\sqrt{B}\).

Ví dụ: Với \(x\ge 0\) ta có: \(\sqrt {48{x^2}}  = \sqrt {3.16{x^2}}  \)\(= \sqrt {{{\left( {4x} \right)}^2}.3}  = 4x\sqrt 3 \)

2. Đưa thừa số vào trong dấu căn

Với \(A\geq 0\) và \(B\geq 0\) thì \(A\sqrt{B}=\sqrt{A^{2}B};\)

Với \(A<0\) và \(B\geq 0\) thì \(A\sqrt{B}=-\sqrt{A^{2}B}.\)

Ví dụ: Với \(x<0\) ta có: \(x\sqrt 3  =  - \sqrt {3{x^2}} \)


Cùng chủ đề:

Lý thuyết một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Lý thuyết nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
Lý thuyết tứ giác nội tiếp
Lý thuyết về bảng căn bậc hai
Lý thuyết về bảng lượng giác
Lý thuyết về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Lý thuyết về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai( tiếp theo)
Lý thuyết về căn bậc ba
Lý thuyết về căn bậc hai
Lý thuyết về căn thức bậc hai và hằng đẳng thức √A^2=
Lý thuyết về dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn