Lý thuyết về căn bậc ba — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 9. Căn bậc ba


Lý thuyết về căn bậc ba.

Từ các tính chất trên, ta cũng có các quy tắc đưa thừa số vào trong, ra ngoài dấu căn bậc ba, quy tắc khử mẫu của biểu thức lấy căn bậc ba và quy tắc trục căn bậc ba ở mẫu:

1. Định nghĩa

+ Căn bậc ba của một số a là số x sao cho \(x^3=a\)

+ Căn bậc ba của số a được kí hiệu là \(\root 3 \of a \)

Như vậy \({\left( {\root 3 \of a } \right)^3} = a\)

Mọi số thực đều có căn bậc ba.

2. Các tính chất

a) \(a < b \Leftrightarrow \sqrt[3]{a} < \sqrt[3]{b}\)

b) \(\root 3 \of {ab}  = \root 3 \of a .\root 3 \of b \)

c) Với b ≠ 0, ta có \(\displaystyle \root 3 \of {{a \over b}}  = {{\root 3 \of a } \over {\root 3 \of b }}\)

3. Áp dụng

Từ các tính chất trên, ta cũng có các quy tắc đưa thừa số vào trong, ra ngoài dấu căn bậc ba, quy tắc khử mẫu của biểu thức lấy căn bậc ba và quy tắc trục căn bậc ba ở mẫu:

a) \(a\root 3 \of b  = \root 3 \of {{a^3}b} \)

b) \(\displaystyle \root 3 \of {{a \over b}}  = {{\root 3 \of {a{b^2}} } \over b}\)

c) Áp dụng hằng đẳng thức \(\left( {A \pm B} \right)\left( {{A^2} \mp  AB + {B^2}} \right) = {A^3} \pm {B^3}\), ta có:

\(\eqalign{ & \left( {\root 3 \of a \pm \root 3 \of b } \right)\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right) \cr & = {\left( {\root 3 \of a } \right)^3} \pm {\left( {\root 3 \of b } \right)^3} = a \pm b \cr} \)

Do đó

\(\eqalign{ & {M \over {\root 3 \of a \pm \root 3 \of b }} \cr & = {{M\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right)} \over {\left( {\root 3 \of a \pm \root 3 \of b } \right)\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right)}} \cr & = {{M\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right)} \over {a \pm b}} \cr} \)

4. Các dạng toán cơ bản

Dạng 1: Tính giá trị biểu thức

Sử dụng: \({\left( {\sqrt[3]{a}} \right)^3} = \sqrt[3]{{{a^3}}} = a\)

Ví dụ: \(\sqrt[3]{{64}} = \sqrt[3]{{{4^3}}} = 4\)

Dạng 2: So sánh các căn bậc ba

Sử dụng: \(a < b \Leftrightarrow \sqrt[3]{a} < \sqrt[3]{b}\)

Ví dụ: So sánh 3 và \(\sqrt[3]{{26}}\)

Ta có: \(3 = \sqrt[3]{{27}}\) mà \(26<27\) nên \(\sqrt[3]{{26}} < \sqrt[3]{{27}} \Leftrightarrow \sqrt[3]{{26}} < 3\)

Dạng 3: Giải phương trình chứa căn bậc ba

Sử dụng: \(\sqrt[3]{A} = B \Leftrightarrow A = {B^3}\)

Ví dụ:

\(\begin{array}{l} \sqrt[3]{{x - 1}} = 2\\ \Leftrightarrow x - 1 = {2^3}\\ \Leftrightarrow x - 1 = 8\\ \Leftrightarrow x = 9 \end{array}\)


Cùng chủ đề:

Lý thuyết tứ giác nội tiếp
Lý thuyết về bảng căn bậc hai
Lý thuyết về bảng lượng giác
Lý thuyết về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Lý thuyết về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai( tiếp theo)
Lý thuyết về căn bậc ba
Lý thuyết về căn bậc hai
Lý thuyết về căn thức bậc hai và hằng đẳng thức √A^2=
Lý thuyết về dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Lý thuyết về một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Lý thuyết về rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai