Bài 10 trang 128 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Cho hình chóp S.ABCD với ABCD là hình thoi cạnh a, tam giác SAD đều. M là điểm trên cạnh AB, (α) là mặt phẳng qua M và (α)∥(SAD) cắt CD,SC,SB lần lượt tại N,P,Q.
Đề bài
Cho hình chóp S.ABCD với ABCD là hình thoi cạnh a, tam giác SAD đều. M là điểm trên cạnh AB, (α) là mặt phẳng qua M và (α)∥(SAD) cắt CD,SC,SB lần lượt tại N,P,Q.
a) Chứng minh rằng MNPQ là hình thang cân.
b) Đặt AM=x, tính diện tích MNPQ theo a và x.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng các định lí:
‒ Nếu ba mặt phẳng đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đổi một song song.
‒ Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Nếu (R) cắt (P) thì cắt (Q) và hai giao tuyến của chúng song song.
Lời giải chi tiết
a) Ta có:
(α)∩(SBC)=PQ(α)∩(ABCD)=MN(SBC)∩(ABCD)=BC}⇒MN∥PQ∥BC
⇒MNPQ là hình thang (1).
(α)∥(SAD)(α)∩(SAB)=MQ(SAD)∩(SAB)=SA}⇒MQ∥SA⇒MQSA=BMAB
(α)∥(SAD)(α)∩(SCD)=NP(SAD)∩(SCD)=SD}⇒NP∥SD⇒NPSD=CNCD
(α)∥(SAD)(α)∩(ABCD)=MN(SAD)∩(ABCD)=AD}⇒MN∥AD∥BC⇒BMAB=CNCD
⇒MQSA=NPSD
Mà tam giác SAD đều nên SA=SD
⇒MQ=NP(2)
Từ (1) và (2) ⇒MNPQ là hình thang cân.
b) Gọi I=MQ∩NP. Ta có:
(SAB)∩(SAD)=SI(SAB)∩(ABCD)=AB(SCD)∩(ABCD)=CD}⇒SI∥AB∥CD
SI∥ND,SD∥NI⇒SIND là hình bình hành ⇒SD=NI
SI∥MA,SA∥MI⇒SIMA là hình bình hành ⇒SA=MI
Xét tam giác IMN và tam giác SAD có: MN∥AD,MI∥SA,NI∥SD,MN=AD
tam giác IMN là tam giác đều cạnh a.
SI∥AB⇒SIBM=IQQM⇔SIBM+SI=IQQM+IQ⇔SIBM+MA=IQQM+IQ⇔SIAB=IQMI⇔IQ=SI.MIAB=x.aa=x
SIMN=a2√34,SIPQ=x2√34⇒SMNPQ=SIMN−SIPQ=a2√34−x2√34=√34(a2−x2)