Bài 36 trang 56 SGK toán 9 tập 2 — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai


Bài 36 trang 56 SGK toán 9 tập 2

Giải các phương trình:

Giải các phương trình:

LG a

\((3{x^2}-{\rm{ }}5x{\rm{ }} + {\rm{ }}1)({x^2}-{\rm{ }}4){\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Phương pháp giải:

Phương pháp giải phương trình dạng tích: \(A.B = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} A = 0\\ B = 0 \end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

\((3{x^2}-{\rm{ }}5x{\rm{ }} + {\rm{ }}1)({x^2}-{\rm{ }}4){\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{ 3{x^2} - 5x + 1 = 0\, (1) \hfill \cr {x^2}-{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \, (2) \hfill \cr} \right. \)

+) Giải phương trình (1) ta được:

\(\Delta  = {\left( { - 5} \right)^2} - 4.3.1 = 13 > 0\)

Phương trình có 2 nghiệm phân biệt là: \({x_1} = \dfrac{{5 - \sqrt {13} }}{6};{x_2} = \dfrac{{5 + \sqrt {13} }}{6}\)

+) Giải phương trình (2) ta được: \({x^2} = 4 \Leftrightarrow x =  \pm 2\)

Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm phân biệt \({x_1} = \dfrac{{5 - \sqrt {13} }}{6};{x_2} = \dfrac{{5 + \sqrt {13} }}{6};{x_3} =  - 2;{x_4} = 2\)

LG b

\({(2{x^2} + {\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}4)^2}-{\rm{ }}{\left( {2x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2} = {\rm{ }}0\)

Phương pháp giải:

Phương pháp giải phương trình dạng tích: \(A.B = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} A = 0\\ B = 0 \end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

\({(2{x^2} + {\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}4)^2}-{\rm{ }}{\left( {2x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2} = {\rm{ }}0\)

\( \Leftrightarrow {\rm{ }}(2{x^2} + {\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}4{\rm{ }} + {\rm{ }}2x{\rm{ }}-{\rm{ }}1)(2{x^2} + {\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}4{\rm{ }}-{\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}1){\rm{ }} \)\(= {\rm{ }}0\)

\( \Leftrightarrow {\rm{ }}(2{x^2} + {\rm{ }}3x{\rm{ }}-{\rm{ }}5)(2{x^2}-{\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}3){\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{ 2{x^2} + {\rm{ }}3x{\rm{ }}-{\rm{ }}5{\rm{ }} = {\rm{ }}0  (3) \hfill \cr 2{x^2}-{\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \hfill  (4) \cr} \right.\)

giải phương trình (3) ta có: \(a + b + c = 2 + 3 + (-5) = 0\) nên có hai nghiệm \({x_1} = {\rm{ }}1;{\rm{ }}{x_2} = {\rm{ }} - 2,5;\)

giải phương trình (4) ta có: \(a - b + c = 2 - (-1) + (-3) = 0\) nên có hai nghiệm  \({\rm{ }}{x_3} = {\rm{ }} - 1;{\rm{ }}{x_4} = {\rm{ }}1,5\)

Vậy phương trình có tập nghiệm \(S=\{1;-2,5;-1;1,5\}\)


Cùng chủ đề:

Bài 35 trang 94 SGK Toán 9 tập 1
Bài 35 trang 122 SGK Toán 9 tập 1
Bài 35 trang 126 SGK Toán 9 tập 2
Bài 36 trang 20 SGK Toán 9 tập 1
Bài 36 trang 24 SGK Toán 9 tập 2
Bài 36 trang 56 SGK toán 9 tập 2
Bài 36 trang 61 SGK Toán 9 tập 1
Bài 36 trang 82 SGK Toán 9 tập 2
Bài 36 trang 94 SGK Toán 9 tập 1
Bài 36 trang 123 SGK Toán 9 tập 1
Bài 36 trang 126 SGK Toán 9 tập 2