Bài 36 trang 61 SGK Toán 9 tập 1 — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Ôn tập chương II – Hàm số bậc nhất


Bài 36 trang 61 SGK Toán 9 tập 1

Cho hai hàm số bậc nhất y = ( k + 1)x = 3 và y = (3 – 2k)x + 1.

Đề bài

Cho hai hàm số bậc nhất \(y = \left( {k + 1} \right)x + 3\) và \(y = \left( {3 - 2k} \right)x + 1\).

a) Với giá trị nào của k thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng song song với nhau?

b) Với giá trị nào của k thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau?

c) Hai đường thẳng nói trên có thể trùng nhau được không? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Với hai đường thẳng \(y = ax + b\) (d) và \(y = a'x + b'\) (d'), trong đó \(a\) và \(a' \) khác 0, ta có:

+) TH1: (d) và (d') cắt nhau khi và chỉ khi \(a \ne a'\)

+) TH2: (d) và (d') song song với nhau khi và chỉ khi \(a = a'\) và \(b \ne b'\)

+) TH3: (d) và (d') trùng nhau khi và chỉ khi \(a = a'\) và \(b = b'.\)

Lời giải chi tiết

Hàm số \(y = \left( {k + 1} \right)x + 3\) có các hệ số \(a = k + 1,\,\,b = 3\)

Hàm số \(y = \left( {3 - 2k} \right)x + 1\) có các hệ số \(a' = 3 - 2k,\,\,\,b' = 1\)

a) Vì hai hàm số đã cho là hàm số bậc nhất và để hai đường thẳng \(y = \left( {k + 1} \right)x + 3\) và \(y = \left( {3 - 2k} \right)x + 1\) song song với nhau thì:

\(\left\{ \matrix{ k + 1 \ne 0 \hfill \cr 3 - 2k \ne 0 \hfill \cr k + 1 = 3 - 2k \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ k \ne - 1 \hfill \cr k \ne {\displaystyle 3 \over \displaystyle 2} \hfill \cr k = {\displaystyle 2 \over \displaystyle 3} \hfill \cr} \right.\)

\( \displaystyle \Rightarrow k = {2 \over 3}\) (thỏa mãn điều kiện )

b) Vì hai hàm số đã cho là hàm số bậc nhất và để hai đường thẳng \(y = \left( {k + 1} \right)x + 3\) và \(y = \left( {3 - 2k} \right)x + 1\) cắt nhau thì:

\(\left\{ \matrix{ k + 1 \ne 0 \hfill \cr 3 - 2k \ne 0 \hfill \cr k + 1 \ne 3 - 2k \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ k \ne - 1 \hfill \cr k \ne {\displaystyle 3 \over \displaystyle 2} \hfill \cr k \ne {\displaystyle 2 \over \displaystyle 3} \hfill \cr} \right.\)

c) Hai đường thẳng trên không thể trùng nhau vì chúng có \(b\ne b'\,(3 ≠ 1) .\)


Cùng chủ đề:

Bài 35 trang 122 SGK Toán 9 tập 1
Bài 35 trang 126 SGK Toán 9 tập 2
Bài 36 trang 20 SGK Toán 9 tập 1
Bài 36 trang 24 SGK Toán 9 tập 2
Bài 36 trang 56 SGK toán 9 tập 2
Bài 36 trang 61 SGK Toán 9 tập 1
Bài 36 trang 82 SGK Toán 9 tập 2
Bài 36 trang 94 SGK Toán 9 tập 1
Bài 36 trang 123 SGK Toán 9 tập 1
Bài 36 trang 126 SGK Toán 9 tập 2
Bài 37 trang 20 SGK Toán 9 tập 1