Bài 87 trang 100 SGK Toán 9 tập 2
Lấy cạnh BC của một tam giác đều
Đề bài
Lấy cạnh BC của một tam giác đều làm đường kính, vẽ một nửa đường tròn về cùng một phía với tam giác ấy đối với đường thẳng BC. Cho biết cạnh BC=a, hãy tính diện tích hình viên phân được tạo thành.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Sử dụng công thức tính diện tích quạt tròn bán kính R, số đo n∘ là S=πR2n360
+) Công thức tính diện tích tam giác S=12ah với a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao ứng với cạnh đáy.
+) Diện tích hình viên phân = Diện tích cung tròn MqB - Diện tích tam giác OMB.
Lời giải chi tiết
Gọi D,E lần lượt là giao của hai cạnh AB,AC với nửa đường tròn đường kính BC có tâm O là trung điểm BC.
Bán kính nửa đường tròn này là R=BC2=a2
Nối OE;OD. Xét tam giác OBE có OE=OB=R=BC2=a2 và ˆB=60∘⇒ΔOBE là tam giác đều cạnh a2
Tương tự ta có ΔOCD đều cạnh a2.
+ Diện tích hình viên phân thứ nhất là S1=SqBOE−SΔBOE
Diện tích hình quạt BOE có bán kính R=OB=a2 và số đo cung BE=^BOE=60∘ là SqBOE=πR2n360=π(a2)2.60360=πa224
Kẻ EH⊥OB tại H suy ra H là trung điểm của OB (vì tam giác OEB đều nên EH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến). Suy ra OH=OB2=a22=a4.
Xét tam giác EHO vuông tại H, theo định lý Pytago ta có EH=√EO2−OH2=√(a2)2−(a4)2=√34a
Diện tích tam giác EOB là SΔBOE=12EH.OB=12.a√34.a2=a2√316
Từ đó diện tích hình viên phân thứ nhất là S1=SqBOE−SΔBOE=πa224−a2√316=a2(2π−3√3)48
Tương tự ta có diện tích hình viên phân thứ hai là S2=SqDOC−SΔOCD=a2(2π−3√3)48.
Vậy diện tích hai hình viên phhân bên ngoài tam giác là:
S=S1+S2=a224(2π−3√3).