Câu 33 trang 68 SGK Hình học 11 Nâng cao — Không quảng cáo

Giải toán 11, giải bài tập toán 11 nâng cao, Toán 11 Nâng cao, đầy đủ đại số giải tích và hình học Bài 4: Hai mặt phẳng song song


Câu 33 trang 68 SGK Hình học 11 Nâng cao

Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ bốn đường thẳng a, b, c, d đôi một song song với nhau và không nằm trên (P). Một mặt phẳng cắt a, b, c, d lần lượt tại bốn điểm A’, B’, C’, D’. Chứng minh rằng A’B’C’D’ là hình bình hành

Đề bài

Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ bốn đường thẳng a, b, c, d đôi một song song với nhau và không nằm trên (P). Một mặt phẳng cắt a, b, c, d lần lượt tại bốn điểm A’, B’, C’, D’. Chứng minh rằng A’B’C’D’ là hình bình hành

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Chứng minh (a,d)//(b,c), sử dụng: "Mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau và cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P)//(Q)".

- Chứng minh A'D'//B'C' dựa vào định lí: "Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) song song thì mọi mặt phẳng (R) đã cắt (P) thì sẽ cắt (Q) và các giao tuyến của chúng song song."

Lời giải chi tiết

Ta có:

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} a//b\\ b \subset \left( {b,c} \right) \end{array} \right. \Rightarrow a//\left( {b,c} \right)\\ \left\{ \begin{array}{l} AD//BC\\ BC \subset \left( {b,c} \right) \end{array} \right. \Rightarrow AD//\left( {b,c} \right) \end{array}\)

Mà \(a \cap AD = A\) và \(a,AD \subset \left( {a,d} \right)\) nên (a,d)//(b,c).

Vì hai mặt phẳng (a, d) và (b, c) song song nhau nên mp(A’B’C’) cắt hai mặt phẳng này lần lượt theo hai giao tuyến A’D’ và B'C’ song song với nhau.

Lại có:

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} a//d\\ d \subset \left( {c,d} \right) \end{array} \right. \Rightarrow a//\left( {c,d} \right)\\ \left\{ \begin{array}{l} AB//CD\\ CD \subset \left( {c,d} \right) \end{array} \right. \Rightarrow AB//\left( {c,d} \right) \end{array}\)

Mà \(a \cap AB = A\) và \(a,AB \subset \left( {a,b} \right)\) nên (a,b)//(c,d).

Vì hai mặt phẳng (a,b) và (c,d) song song nhau nên mp(A’B’C’) cắt hai mặt phẳng này lần lượt theo hai giao tuyến A’B’ và C'D’ song song với nhau.

Vậy A’B’C’D’ là hình bình hành.


Cùng chủ đề:

Câu 32 trang 121 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 32 trang 159 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 32 trang 212 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 33 trang 32 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 33 trang 42 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 33 trang 68 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 33 trang 76 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 33 trang 118 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 33 trang 121 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 33 trang 159 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 33 trang 212 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao