Câu 8 trang 78 SGK Hình học 11 Nâng cao — Không quảng cáo

Giải toán 11, giải bài tập toán 11 nâng cao, Toán 11 Nâng cao, đầy đủ đại số giải tích và hình học Bài tập ôn tập chương II


Câu 8 trang 78 SGK Hình học 11 Nâng cao

Cho hai tia Ax và By nằm trên hai đường thẳng chéo nhau. Một điểm M chạy trên Ax và một điểm N chạy trên By sao cho AM = kBN (k > 0 cho trước)

Cho hai tia Ax và By nằm trên hai đường thẳng chéo nhau. Một điểm M chạy trên Ax và một điểm N chạy trên By sao cho AM = kBN (k > 0 cho trước)

LG a

Chứng minh rằng MN song song với một mặt phẳng cố định

Giải chi tiết:

Dựng tia Bz song song và cùng hướng với tia Ax. Trên các tia Ax, By và Bz lần lượt lấy các điểm cố định M 0 , N 0 và M’ 0 sao cho \({{A{M_0}} \over {B{N_0}}} = k\) và \(BM{'_0} = A{M_0}\)

Khi đó ta có : \({M_0}M{'_0}//AB\) và \({{BM{'_0}} \over {BN_0}} = k\,\,\left( 1 \right)\)

Lấy điểm M’ thuộc tia Bz sao cho BM’ = AM.

Từ (1) và (2) ta có : MM’ // M 0 M’ 0 (3)

Và \({{BM'} \over {BN}} = {{B{M'_0}} \over {B{N_0}}}\,\,\left( 4 \right)\)

Từ (4) suy ra NM’ // N 0 M’ 0 (5)

Từ (3) và (5) suy ra mp(MNM’) // mp(M 0 N 0 M’ 0 ).

Vậy MN luôn song song với mặt phẳng cố định (M 0 N 0 M’ 0 )

LG b

Tìm tập hợp các điểm I thuộc đoạn MN sao cho IM = kIN

Giải chi tiết:

Thuận. Gọi O là một điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho OA : OB = k. Từ O ta vẽ hai tia Ox’ và Oy’ sao cho Ox’ // Ax, Oy’ // By. Xét phép chiếu song song theo phương AB lên mp(Ox’, Oy’). Gọi M’, N’ lần lượt là hình chiếu của M và N theo phép chiếu này. Khi đó, giao điểm của MN và M’N’ chính là điểm I vì rõ ràng ta có :

\({{IM} \over {IN}} = {{M'M} \over {N'N}} = {{OA} \over {OB}} = k\)

Trong tam giác M’ON’, ta có : \({{IM'} \over {IN'}} = k,{{OM'} \over {ON'}} = {{AM} \over {BN}} = k\)

Vậy \({{IM'} \over {IN'}} = {{OM'} \over {ON'}} = k.\) Từ đó suy ra I phải nằm trên tia phân giác Ot của góc x’Oy’.

Đảo. Giả sử I là một điểm bất kì thuộc tia phân giác Ot của góc x’Oy’.

Gọi M’, N’ là những điểm lần lượt thuộc tia Ox’, tia Oy’ sao cho M’, I, N’ thẳng hàng và \({{IM'} \over {IN'}} = k\) (có thể tìm M’, N’ bằng cách dùng phép vị tự tâm I tỉ số -k trên mp(Ox’y’)). Gọi M, N lần lượt là những điểm thuộc các tia Ax, By sao cho AM = OM’, BN = ON’. Dễ thấy I, M, N thẳng hàng và IM : IN = k

Kết luận : Tập hợp các điểm I thỏa mãn điều kiện bài toán là tia phân giác Ot của góc x’Oy’.


Cùng chủ đề:

Câu 8 trang 13 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 16 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 8 trang 35 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 50 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 62 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 8 trang 78 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 80 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 95 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 100 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 8 trang 121 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 123 SGK Hình học 11 Nâng cao