Đề kiểm tra 15 phút Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề bài
Chọn phát biểu sai ?
-
A.
Hình có bốn đỉnh là hình chữ nhật
-
B.
Hình chữ nhật có bốn đỉnh
-
C.
Hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối song song.
-
D.
Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau
Cho tam giác đều \(MNP\) có \(MN = 5\,cm\), khẳng định nào sau đây đúng?
-
A.
\(NP = 3\,cm\)
-
B.
\(MP = 4\,cm\)
-
C.
\(NP = 6\,cm\)
-
D.
\(MP = 5\,cm\)
Tìm chu vi hình tứ giác MNPQ có bốn cạnh bằng nhau, biết cạnh MN = 4cm.
-
A.
16 dm
-
B.
16 mm
-
C.
12 cm
-
D.
16 cm
Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5 cm, chiều dài CD là 15 cm, diện tích hình bình hành ABCD là:
-
A.
20 cm 2
-
B.
75 cm
-
C.
20 cm
-
D.
75 cm 2
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Diện tích hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB là 15cm và chiều rộng BD là 8cm là:
-
A.
\(23\,\,c{m^2}\)
-
B.
\(46\,c{m^2}\)
-
C.
\(120\,\,c{m^2}\)
-
D.
\(120\,cm\)
Chọn câu đúng:
-
A.
Chu vi của một hình bình hành bằng tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
-
B.
Chu vi hình bình hành bằng tổng của cạnh đáy và chiều cao.
-
C.
Chu vi hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
-
D.
Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
A.
B.
C.
D.
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành?
-
A.
Hình 2
-
B.
Hình 2 và hình 3
-
C.
Hình 1, hình 2, hình 5
-
D.
Hình 1, hình 2
Một mảnh vườn có hình dạng như hình dưới đây. Tính diện tích mảnh vườn.
-
A.
91 m 2
-
B.
18 m 2
-
C.
87 m 2
-
D.
69 m 2
Lời giải và đáp án
Chọn phát biểu sai ?
-
A.
Hình có bốn đỉnh là hình chữ nhật
-
B.
Hình chữ nhật có bốn đỉnh
-
C.
Hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối song song.
-
D.
Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau
Đáp án : A
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Hình chữ nhật có bốn đỉnh, hai cặp cạnh đối song song, hai đường chéo bằng nhau.
=> Đáp án B, C, D đúng.
Hình có 4 đỉnh chưa chắc là hình chữ nhật ví dụ:
Cho tam giác đều \(MNP\) có \(MN = 5\,cm\), khẳng định nào sau đây đúng?
-
A.
\(NP = 3\,cm\)
-
B.
\(MP = 4\,cm\)
-
C.
\(NP = 6\,cm\)
-
D.
\(MP = 5\,cm\)
Đáp án : D
Trong tam giác đều ba cạnh bằng nhau mà \(MN = 5\,cm\) nên ta có: \(MN = NP = MP = 5\,cm\)
=> Chọn D
Tìm chu vi hình tứ giác MNPQ có bốn cạnh bằng nhau, biết cạnh MN = 4cm.
-
A.
16 dm
-
B.
16 mm
-
C.
12 cm
-
D.
16 cm
Đáp án : D
Chu vi của một hình tứ giác bằng tổng độ dài 4 cạnh.
Do hình tứ giác MNPQ có bốn cạnh bằng nhau và MN = 4cm nên :
Chu vi tứ giác MNPQ là: \(4 + 4 + 4 + 4 = 16\) (cm)
Cách khác:
Chu vi tứ giác MNPQ là: \(4.4 = 16\) (cm)
Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5 cm, chiều dài CD là 15 cm, diện tích hình bình hành ABCD là:
-
A.
20 cm 2
-
B.
75 cm
-
C.
20 cm
-
D.
75 cm 2
Đáp án : D
Diện tích hình bình hành là: \(S = b.h\)
Trong đó \(b\) là cạnh, \(h\) là chiều cao tương ứng.
Hình bình hành ABCD có chiều cao bằng 5 cm và độ dài cạnh đáy bằng 15 cm nên:
Diện tích hình bình hành ABCD là: 5 . 15 = 75 cm 2
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình thứ nhất và hình thứ tư từ trên xuống có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên các hình đó là hình bình hành.
Diện tích hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB là 15cm và chiều rộng BD là 8cm là:
-
A.
\(23\,\,c{m^2}\)
-
B.
\(46\,c{m^2}\)
-
C.
\(120\,\,c{m^2}\)
-
D.
\(120\,cm\)
Đáp án : C
Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân chiều rộng.
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: \(15.8 = 120\,\,(c{m^2})\).
Chọn câu đúng:
-
A.
Chu vi của một hình bình hành bằng tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
-
B.
Chu vi hình bình hành bằng tổng của cạnh đáy và chiều cao.
-
C.
Chu vi hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
-
D.
Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
Đáp án : D
Sử dụng công thức tính chu vi hình bình hành.
Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
A.
B.
C.
D.
C.
Quan sát các hình vẽ và áp dụng tính chất: hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình A là hình tròn; hình B là hình thang, hình D là tứ giác ; hình C có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên hình C là hình bình hành.
Vậy trong các hình đã cho, hình C là hình bình hành.
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành?
-
A.
Hình 2
-
B.
Hình 2 và hình 3
-
C.
Hình 1, hình 2, hình 5
-
D.
Hình 1, hình 2
Đáp án : C
Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Do hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
=> Các hình là hình bình hành là: Hình 1, hình 2, hình 5.
Một mảnh vườn có hình dạng như hình dưới đây. Tính diện tích mảnh vườn.
-
A.
91 m 2
-
B.
18 m 2
-
C.
87 m 2
-
D.
69 m 2
Đáp án : D
Vẽ thêm vào các góc khuyết để tạo thành hình chữ nhật lớn
Diện tích mảnh vườn = Diện tích HCN lớn – (diện tích hình chữ nhật + diện tích hình vuông khuyết)
Ta thấy tổng diện tích của hình 1, hình 2, hình 3 bằng tổng diện tích của hình chữ nhật ABCD
Chiều dài DC của hình chữ nhật ABCD là: 7 + 6 = 13 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD là: 2 + 5 = 7 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 13.7 = 91 (m 2 )
Hình 1 là hình chữ nhật có chiều dài 6 m và chiều rộng 3 m nên diện tích hình 1 là: 6.3 = 18 (m 2 )
Hình 3 là hình vuông có cạnh bằng 2 m nên diện tích hình 3 là: 2.2 = 4 (m 2 )
Vậy diện tích mảnh vườn bằng cần tìm bằng diện tích hình 2 và bằng:
91 - 18 - 4 = 69 (m 2 )