Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 2 - Hình học 9
Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 2 - Hình học 9
Đề bài
Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài tại A. Một tiếp tuyến chung ngoài BC của (O) và (O’) (B∈(O),C∈(O′)).
a. Chứng minh rằng đường tròn đường kính BC tiếp xúc với đường thẳng OO’ và đường tròn đường kính OO’ tiếp xúc với đường thẳng BC.
b. Tính BC theo R và R’
c. Đường tròn (H; r) tiếp xúc với cả hai đường tròn (O), (O’) và tiếp xúc với BC tại M. Tính bán kính r theo R và R’.
LG ý a
Phương pháp giải:
Sử dụng:
-Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau
-Đường trung bình của hình thang
- Đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính là tiếp tuyến của đường tròn đó
Lời giải chi tiết:
a. Gọi I là giao điểm của tiếp tuyến tại A và tiếp tuyến chung BC, ta có IA=IB=IC (tính chất tiếp tuyến cắt nhau).
Ta có: O, A, O’ thẳng hàng nên IA⊥OO′
Chứng tỏ đường tròn tâm I đường kính BC tiếp xúc với đường thẳng OO’.
Gọi K là trung điểm của OO’ ⇒ IK là đường trung bình của hình thang BOO’C ⇒ IK // OB // O’C hay IK⊥BC.
Mặt khác : IK=OB+O′C2=R+R′2=OO′2⇒IK=OK=O′K
Suy ra BC là tiếp tuyến của đường tròn tâm K đường kính OO'
Do đó đường tròn tâm K đường kính OO’, tiếp xúc với BC tại I.
LG ý b
Phương pháp giải:
Sử dụng:
-Hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành 1 góc vuông
-Hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Lời giải chi tiết:
b. Ta có: OI, O’I theo thứ tự là phân giác của các góc BIA và CIA nên OI⊥O′I hay ∆OIO’ vuông tại I có đường cao IA.
IA2=OA.O′A=R.R′ (định lí 2) hay IA=√R.R′⇒BC=2√R.R′
LG ý c
Phương pháp giải:
Sử dụng kết quả của ý b
Lời giải chi tiết:
c. Ta có: BM là tiếp tuyến chung ngoài của (O) và (H) nên:
BM=2√R.r (chứng minh như câu b)
Tương tự ta có : CM=2√R′.r, mà BC=BM+MC
⇒2√R.R′=2√R.r+2√R′.r⇒√R.R′=√r(√R+√R′)⇒√r=√R.R′√R+√R′⇒r=R.R′R+R′+2√R.R′