Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 3 - Hình học 9
Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 3 - Hình học 9
Đề bài
Bài 1: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC. Tia phân giác của góc BAC cắt đường tròn tại D.
a) Chứng tỏ OD⊥BC.
b) Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp ∆ABC. Tính góc BIC.
Bài 2: Từ một điểm A ở bên ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến AB, AC đến đường tròn ( B và C là các tiếp điểm). Từ C vẽ đường thẳng vuông góc với AB cắt AB tại D và cắt (O) tại E. Từ E vẽ EF vuông góc với BC ( F thuộc BC) và EH vuông góc với AC ( H thuộc AC).
a) Chứng minh : ^DEF=^FEH.
b) Chứng minh : EF2=ED.EH.
c) Gọi N là giao điểm của DF và EB, M là giao điểm của FH và EC. Chứng tỏ rằng tứ giác MENF nội tiếp.
d) Cho ^BAC=30∘. Tính độ dài cung nhỏ BC và diện tích hình quạt tròn giới hạn bởi hai bán kính OB và OC.
LG bài 1
Phương pháp giải:
Sử dụng:
+Đường kính đi qua điểm chính giữa của dây cung thì vuông góc với dây căng cung ấy
+Tổng ba góc của 1 tam giác bằng 180 độ
Lời giải chi tiết:
a) Ta có ^A1=^A2 (gt) ⇒DB⏜
\Rightarrow OD \bot BC ( đường kính đi qua điểm chính giữa của dây cung).
b) Ta có \widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ
\Rightarrow \widehat B + \widehat C = 180^\circ - \widehat A\, = 180^\circ - 90^\circ = 90^\circ (\widehat A = 90^\circ vì BC là đường kính).
\Rightarrow \dfrac{{\widehat B} }{ 2} + \dfrac{{\widehat C} }{ 2} = 45^\circ hay \widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}} = 45^\circ
Trong ∆BIC có :
\widehat {BIC} = 180^\circ - \left( {\widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}}} \right)\, = 180^\circ - 45^\circ = 135^\circ .
LG bài 2
Phương pháp giải:
Sử dụng:
+Tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau
+Tính chất tứ giác nội tiếp
+Hai góc nội tiếp cùng chắn 1 cung thì bằng nhau
+Góc nội tiếp bằng góc giữa tiếp tuyến và dây cùng chắn 1 cung
+Tổng ba góc của 1 tam giác bằng 180 độ
+Công thức
{l} =\dfrac{{\pi R.n} }{ {180}}
{S_q} = \dfrac{{\pi {R^2}.n} }{ {360}}
Lời giải chi tiết:
a) Ta có tứ giác BDEF nội tiếp ( vì \widehat {BDE} + \widehat {{\rm{BF}}E} = 180^\circ )
\Rightarrow \widehat {BDF} + \widehat {{\rm{DEF}}} = 180^\circ
Tương tự tứ giác CHEF nội tiếp \Rightarrow \widehat {HCF} + \widehat {FEH} = 180^\circ
Mà \widehat {DBF} = \widehat {HCF} (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Do đó \widehat {{\rm{DEF}}} = \widehat {FEH} (1)
b) Ta có \widehat {EDF} = \widehat {EBF} ( góc nội tiếp cùng chắn cung EF)
\widehat {EBF} = \widehat {ECH} (góc nội tiếp bằng góc giữa tiếp tuyến và một dây cùng chắn cung EC)
\widehat {ECH} = \widehat {EFH} ( góc nội tiếp cùng chắn cung EH)
Do đó \widehat {EDF} = \widehat {EFH} (2)
Từ (1) và (2), ta có :
∆EFD và ∆EHF đồng dạng (g.g)
\Rightarrow \dfrac{{EF} }{ {EH}} = \dfrac{{ED}}{{EH}} \Rightarrow E{H^2} = ED.EH.
c) Ta có \widehat {EFM} = \widehat {EBC} (cmt),
\widehat {NFE} = \widehat {BCE} (cmt)
mà \widehat {NEM} + \widehat {BCE} + \widehat {EBC} = 180^\circ ( tổng ba góc của tam giác)
\Rightarrow \widehat {NEM} + \widehat {NEF} + \widehat {EFM} = 180^\circ hay \widehat {NEM} + \widehat {NFM} = 180^\circ
Do đó tứ giác MENF nội tiếp.
d) Dễ thấy tứ giác ABOC nội tiếp (\widehat {ABO} + \widehat {ACO} = 180^\circ )
\Rightarrow \widehat {BAC} + \widehat {BOC} = 180^\circ mà \widehat {BAC} = 30^\circ \Rightarrow \widehat {BOC} = 150^\circ
Vậy {l_{\overparen{BC}}} =\dfrac{{\pi R.150} }{ {180}} = \dfrac{{5\pi R}}{ 5} và {S_q} = \dfrac{{\pi {R^2}.150} }{ {360}} = \dfrac{{5\pi {R^2}}}{ {12}}.