Đề kiểm tra học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề bài
Số liền trước của số $ - 19$ là số
-
A.
$20$
-
B.
$ - 17$
-
C.
$ - 18$
-
D.
$ - 20$
Số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 2 là:
-
A.
9998
-
B.
9876
-
C.
1234
-
D.
1023
Chọn phát biểu sai ?
-
A.
Hình có bốn đỉnh là hình chữ nhật
-
B.
Hình chữ nhật có bốn đỉnh
-
C.
Hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối song song.
-
D.
Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau
Có bao nhiêu điểm không hợp lí trong cột “email” của bảng dữ liệu:
Danh sách email của các bạn tổ 1 lớp 6D
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Điền vào chỗ trống
Các số có chữ số tận cùng là … thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
-
A.
0, 1, 2, 3
-
B.
0, 2, 4, 6, 8
-
C.
0 hoặc 5
-
D.
1, 3, 5, 7, 9
-
A.
Tổ 3 là 10, tổ 4 là 14
-
B.
Tổ 3 là 12, tổ 4 là 16
-
C.
Tổ 3 là 12, tổ 4 là 15
-
D.
Tổ 3 là 15, tổ 4 là 12
Trong các số 3,5,8,9, số nào thuộc tập hợp \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}\left| {x \ge 8} \right.} \right\}\) , số nào thuộc tập hợp \(B = \left\{ {x \in \mathbb{N}\left| {x < 5} \right.} \right\}\) ?
-
A.
9 thuộc A; 3 và 5 thuộc B
-
B.
9 thuộc A; 3, 5, 8 thuộc B
-
C.
8 và 9 thuộc A; 3 và 5 thuộc B
-
D.
8 và 9 thuộc A; 3 thuộc B.
Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số ti vi (TV) bán được qua các năm của siêu thị điện máy A.
Năm nào siêu thị điện máy bán được nhiều TV nhất?
-
A.
2017
-
B.
2018
-
C.
2019
-
D.
2020
Cho \(\overline {55a62} \) chia hết cho 3. Số thay thế cho \(a\) có thể là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
5
ƯCLN(24,36) là
-
A.
36
-
B.
6
-
C.
12
-
D.
24
Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?
-
A.
Cộng và trừ \( \to \) Nhân và chia \( \to \)Lũy thừa
-
B.
Nhân và chia\( \to \)Lũy thừa\( \to \) Cộng và trừ
-
C.
Lũy thừa\( \to \) Nhân và chia \( \to \) Cộng và trừ
-
D.
Cả ba đáp án A,B,C đều đúng
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình chữ nhật MNPQ có
cặp cạnh vuông góc với nhau.
Chọn câu đúng
-
A.
$ - 6 \in N$
-
B.
$9 \notin Z$
-
C.
$ - 9 \in N$
-
D.
$ - 10 \in Z$
Tí nói “\(4824 + 3579 = 3579 + 4824\)”. Đúng hay sai?
Quan sát hình thang cân EFGH, góc H của hình thang đó bằng góc nào?
-
A.
Góc E
-
B.
Góc F
-
C.
Góc G
-
D.
Góc O
Tìm \(x\) thỏa mãn \(165 - \left( {35:x + 3} \right).19 = 13\).
-
A.
$x = 7$
-
B.
$x = 8$
-
C.
$x = 9$
-
D.
$x = 10$
Nếu \(x \, \vdots \, 2\) và \(y \, \vdots \, 4\) thì tổng \(x + y\) chia hết cho
-
A.
$2$
-
B.
$4$
-
C.
$8$
-
D.
không xác định
Cho diện tích tứ giác (1) bằng \(20\,\,c{m^2}\), Diện tích tam giác (2) bằng \(16\,\,c{m^2}\), Khi đó diện tích của hình trên bằng:
-
A.
\(36\,cm\)
-
B.
\(36\,d{m^2}\)
-
C.
\(26\,c{m^2}\)
-
D.
\(36\,\,c{m^2}\)
+) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên ..(1)..
+) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên …(2)…
Từ thích hợp để điền vào hai chỗ chấm trên lần lượt là:
-
A.
âm, âm
-
B.
dương, âm
-
C.
âm, dương
-
D.
dương, dương
Cho biểu đồ tranh số học sinh khối lớp 6 được điểm 10 môn Toán trong tuần như sau:
Số học sinh được điểm 10 môn Toán vào Thứ Tư là bao nhiêu?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
5
-
D.
4
Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5 cm, chiều dài CD là 15 cm, diện tích hình bình hành ABCD là:
-
A.
20 cm 2
-
B.
75 cm
-
C.
20 cm
-
D.
75 cm 2
Cho \(x - 236\) là số đối của số 0 thì x là:
-
A.
\( - 234\)
-
B.
\(234\)
-
C.
\(0\)
-
D.
\(236\)
Cho \(a \vdots m\) và \(b \vdots m\) và \(c \vdots m\) với m là số tự nhiên khác 0. Các số a,b,c là số tự nhiên tùy ý.
Khẳng định nào sau đây chưa đúng?
(Xét trong tập số tự nhiên, số bị trừ phải lớn hơn hoặc bằng số trừ)
-
A.
\(\left( {a + b} \right) \vdots m\)
-
B.
\(\left( {a - b} \right) \vdots m\)
-
C.
\(\left( {a + b + c} \right) \vdots m\)
-
D.
\(\left( {b + c} \right) \vdots m\)
Số phần tử của tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn \(10\) nhỏ hơn \(50\) là
-
A.
$16$
-
B.
$20$
-
C.
$18$
-
D.
$19$
Tìm số tự nhiên \(x\) biết \(\left( {x - 4} \right).1000 = 0\)
-
A.
\(x = 4\)
-
B.
\(x = 3\)
-
C.
\(x = 0\)
-
D.
\(x = 1000\)
Cho bảng giờ tàu HP1 Hà Nội – Hải Phòng tháng 10 năm 2020 như sau:
Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương; từ ga Hải Dương đến ga Hải phòng lần lượt là
-
A.
45 km, 52 km
-
B.
52 km, 45 km
-
C.
62 km, 45 km
-
D.
57 km, 102 km
Chọn câu đúng.
-
A.
ƯCLN$\left( {44;56} \right) = $ ƯCLN\(\left( {48;72} \right)\)
-
B.
ƯCLN$\left( {44;56} \right) < $ ƯCLN\(\left( {48;72} \right)\)
-
C.
ƯCLN$\left( {44;56} \right) > $ ƯCLN\(\left( {48;72} \right)\)
-
D.
ƯCLN$\left( {44;56} \right) = 1; $ ƯCLN\(\left( {48;72} \right) = 3\)
Một trường tổ chức cho học sinh đi tham quan bằng ôtô. Nếu xếp \(35\) hay \(40\) học sinh lên một ô tô thì đều thấy thiếu mất \(5\) ghế ngồi. Tính số học sinh đi tam quan biết số lượng học sinh đó trong khoảng từ \(800\) đến \(900\) em.
-
A.
$845$
-
B.
$840$
-
C.
$860$
-
D.
$900$
-
A.
\({8^o}C\)
-
B.
\( - {3^o}C\)
-
C.
\({3^o}C\)
-
D.
\({6^o}C\)
Viết tập hợp $M = $ $\left\{ {x \in Z| - 5 < x \le 3} \right\}$ dưới dạng liệt kê ta được
-
A.
\(M = \left\{ { - 5; - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;3} \right\}.\)
-
B.
\(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;1;2;3} \right\}.\)
-
C.
\(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3} \right\}.\)
-
D.
\(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2} \right\}.\)
-
A.
\( - 2021;\,\, - 10;\,\,4;\,0;\, - 1\)
-
B.
\( - 2021;\,\, - 10;\,\, - 1;\,\,0;\,\,4\)
-
C.
\( - 2021;\,\, - 10;\,\,0;\,\, - 1;\,\,4\)
-
D.
\(4;\,0;\, - 1;\, - 10;\, - 2021\)
Giá trị biểu thức \(A = 56 + x + \left( { - 99} \right) + \left( { - 56} \right) + \left( { - x} \right)\) là
-
A.
$ - 99$
-
B.
$-100$
-
C.
$-101$
-
D.
$ 100$
Lớp 6C có số bạn thích các loại quả được biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Nếu sĩ số lớp 6C giảm 2 bạn, 1 bạn thích Dưa hấu và 1 bạn thích đào thì biểu đồ trên trở thành
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Cho \( - 76 + x + 146 = x + ...\) Số cần điền vào chỗ trống là
-
A.
$76$
-
B.
$ - 70$
-
C.
$70$
-
D.
$ - 76$
Một mảnh vườn hình vuông cạnh 20 m. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn rộng 2 m thuộc đất của vườn. Phần đất còn lại dùng để trồng trọt. Tính diện tích trồng trọt của mảnh vườn.
-
A.
256 m
-
B.
324 m 2
-
C.
256 m 2
-
D.
324 m
Hình dưới đây có tất cả bao nhiêu hình vuông?
-
A.
9
-
B.
14
-
C.
10
-
D.
13
Để đánh số các trang của một quyển sách người ta phải dùng tất cả \(600\) chữ số. Hỏi quyển sách có bao nhiêu trang?
-
A.
\(326\)
-
B.
\(136\)
-
C.
\(263\)
-
D.
\(236\)
Một miếng đất hình chữ nhật có chiều dài 64 m, chiều rộng 34 m. Người ta giảm chiều dài và tăng chiều rộng để miếng đất là hình vuông, biết phần diện tích giảm theo chiều dài là 272. Tìm phần diện tích tăng thêm theo chiều rộng.
-
A.
\(176\,{m^2}\)
-
B.
\(2176\,{m^2}\)
-
C.
\(1232\,{m^2}\)
-
D.
\(3136\,{m^2}\)
Tìm \(\overline {abcd} \), trong đó \(a,b,c,d\) là $4$ số tự nhiên liên tiếp tăng dần và \(\overline {abcd} \in B\left( 5 \right)\)
-
A.
$2345$
-
B.
$3210$
-
C.
$8765$
-
D.
$7890$
Có bao nhiêu giá trị \(x\) thỏa mãn $\left( {x - 6} \right)\left( {{x^2} + 2} \right) = 0?$
-
A.
\(0\)
-
B.
\(2\)
-
C.
\(3\)
-
D.
\(1\)
Lời giải và đáp án
Số liền trước của số $ - 19$ là số
-
A.
$20$
-
B.
$ - 17$
-
C.
$ - 18$
-
D.
$ - 20$
Đáp án : D
Số nguyên $a$ gọi là số liền trước của số nguyên $b$ nếu $a < b$ và không có số nguyên nào nằm giữa $a$ và $b$ ( lớn hơn $a$ và nhỏ hơn $b$).
Ta thấy: $ - 20 < - 19$ và không có số nguyên nào nằm giữa $ - 20$ và $ - 19.$ Nên số liền trước của số $ - 19$ là số $ - 20.$
Số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 2 là:
-
A.
9998
-
B.
9876
-
C.
1234
-
D.
1023
Đáp án : B
- Số lớn nhất có luôn có chữ số hàng nghìn là 9.
- Chữ số sau giảm dần.
- Các số có chữ số tận cùng là số chẵn \(\left( {0,{\rm{ }}2,{\rm{ }}4,{\rm{ }}6,{\rm{ }}8} \right)\) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
Số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau bắt đầu bằng chữ số 9. Hai chữ số tiếp theo là 8 và 7.
Chữ số cuối cùng chia hết cho 2 và khác 8 nên là số 6.
Vậy số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 2 là: 9876
Chọn phát biểu sai ?
-
A.
Hình có bốn đỉnh là hình chữ nhật
-
B.
Hình chữ nhật có bốn đỉnh
-
C.
Hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối song song.
-
D.
Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau
Đáp án : A
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Hình chữ nhật có bốn đỉnh, hai cặp cạnh đối song song, hai đường chéo bằng nhau.
=> Đáp án B, C, D đúng.
Hình có 4 đỉnh chưa chắc là hình chữ nhật ví dụ:
Có bao nhiêu điểm không hợp lí trong cột “email” của bảng dữ liệu:
Danh sách email của các bạn tổ 1 lớp 6D
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : B
Đưa ra tiêu chí đánh giá: email thì phải có kí hiệu @
Ở bảng 4, Email của bạn Cúc và bạn Đào không hợp lí vì không đúng theo cú pháp của email (Email phải có @)
Điền vào chỗ trống
Các số có chữ số tận cùng là … thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
-
A.
0, 1, 2, 3
-
B.
0, 2, 4, 6, 8
-
C.
0 hoặc 5
-
D.
1, 3, 5, 7, 9
Đáp án : B
Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
-
A.
Tổ 3 là 10, tổ 4 là 14
-
B.
Tổ 3 là 12, tổ 4 là 16
-
C.
Tổ 3 là 12, tổ 4 là 15
-
D.
Tổ 3 là 15, tổ 4 là 12
Đáp án : C
- Tổ 3: Màu xanh
- Tổ 4: Màu đỏ
Số cá tổ 3: 12
Số cá tổ 4: 15
Trong các số 3,5,8,9, số nào thuộc tập hợp \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}\left| {x \ge 8} \right.} \right\}\) , số nào thuộc tập hợp \(B = \left\{ {x \in \mathbb{N}\left| {x < 5} \right.} \right\}\) ?
-
A.
9 thuộc A; 3 và 5 thuộc B
-
B.
9 thuộc A; 3, 5, 8 thuộc B
-
C.
8 và 9 thuộc A; 3 và 5 thuộc B
-
D.
8 và 9 thuộc A; 3 thuộc B.
Đáp án : D
Kí hiệu để nói “ \(a > b\) hoặc \(a = b\) ”
\(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}\left| {x \ge 8} \right.} \right\}\) là tập hợp các số lớn hơn 8 và số 8
=> A có 2 phần tử là số 8 và số 9
\(B = \left\{ {x \in \mathbb{N}\left| {x < 5} \right.} \right\} = \left\{ 3 \right\}\)
Vậy 8 và 9 thuộc a; 3 thuộc B.
Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số ti vi (TV) bán được qua các năm của siêu thị điện máy A.
Năm nào siêu thị điện máy bán được nhiều TV nhất?
-
A.
2017
-
B.
2018
-
C.
2019
-
D.
2020
Đáp án : D
- Số ti vi bán được qua các năm
- Tìm năm siêu thị điện máy bán được nhiều TV nhất.
- Số ti vi bán được qua các năm ở siêu thị điện máy A là:
+ Năm 2016: 500. 2 = 1 000 TV
+ Năm 2017: 500. 3 = 1 500 TV
+ Năm 2018: 500 + 250 = 750 TV
+ Năm 2019: 500. 4 = 2 000 TV
+ Năm 2020: 500. 6 = 3 000 TV
- Năm 2020 bán được số ti vi nhiều nhất (3 000 TV).
Cho \(\overline {55a62} \) chia hết cho 3. Số thay thế cho \(a\) có thể là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
5
Đáp án : C
Tìm điều kiện của \(a\) .
Tính tổng các chữ số trong \(\overline {55a62} \)
Tìm \(a\) để tổng đó chia hết cho 3.
Tổng các chữ số của \(\overline {55a62} \) là \(5 + 5 + a + 6 + 2 = a + 18\) để số \(\overline {55a62} \) chia hết cho 3 thì \(a + 18\) phải chia hết cho 3.
Do a là các số tự nhiên từ 0 đến 9 nên
\(\begin{array}{l}0 + 18 \le a + 18 \le 9 + 18\\ \Rightarrow 18 \le a + 18 \le 27\end{array}\)
Số chia hết cho 3 từ 18 đến 27 có thể là các số: 18, 21, 24, 27
Tức là \(a + 18\) có thể nhận các giá trị: 18, 21, 24, 27
Với \(a + 18\) bằng 18 thì \(a = 18 - 18 = 0\)
Với \(a + 18\) bằng 21 thì \(a = 21 - 18 = 3\)
Với \(a + 18\) bằng 24 thì \(a = 24 - 18 = 6\)
Với \(a + 18\) bằng 27 thì \(a = 27 - 18 = 9\)
Vậy số có thể thay thế cho a là một trong các số 0;3;6;9.
Vậy số thay thế cho a trong đề bài chỉ có thể là 3
ƯCLN(24,36) là
-
A.
36
-
B.
6
-
C.
12
-
D.
24
Đáp án : C
- Viết tập hợp các ước của a và ước của b: Ư(a), Ư(b).
- Tìm những phần tử chung của Ư(a) và Ư(b).
- Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung
của các số đó.
Các ước chung của 24 và 36 là 1, 2, 3, 4, 6, 12.
=> ƯC(24, 36) = {1, 2, 3, 4, 6, 12}.
Vì 12 là số lớn nhất trong các ước chung trên nên ƯCLN(24, 36) = 12.
Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?
-
A.
Cộng và trừ \( \to \) Nhân và chia \( \to \)Lũy thừa
-
B.
Nhân và chia\( \to \)Lũy thừa\( \to \) Cộng và trừ
-
C.
Lũy thừa\( \to \) Nhân và chia \( \to \) Cộng và trừ
-
D.
Cả ba đáp án A,B,C đều đúng
Đáp án : C
Đối với biểu thức không có dấu ngoặc thì thứ tự thực hiện phép tính đúng là : Lũy thừa\( \to \) Nhân và chia \( \to \) Cộng và trừ
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình chữ nhật MNPQ có
cặp cạnh vuông góc với nhau.
Hình chữ nhật MNPQ có
cặp cạnh vuông góc với nhau.
Quan sát hình vẽ để xác định các cặp cạnh vuông góc với nhau.
Trong hình chữ nhật MNPQ có:
MN vuông góc với MQ; MN vuông góc với NP;
PQ vuông góc với PN; PQ vuông góc với QM.
Vậy hình chữ nhật MNPQ có \(4\) cặp cạnh vuông góc với nhau.
Đáp án đúng điền vào ô trống là \(4\) .
Chọn câu đúng
-
A.
$ - 6 \in N$
-
B.
$9 \notin Z$
-
C.
$ - 9 \in N$
-
D.
$ - 10 \in Z$
Đáp án : D
Tập hợp số nguyên bao gồm số nguyên âm, số $0$ và số nguyên dương. Tập hợp số nguyên kí hiệu là: $Z$ Tập hợp số tự nhiên kí hiệu là: $N$
Ta có \( - 10 \in Z\) vì \( - 10\) là số nguyên âm nên D đúng.
Tí nói “\(4824 + 3579 = 3579 + 4824\)”. Đúng hay sai?
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
Nên : “\(4824 + 3579 = 3579 + 4824\)”.
Vậy Tí nói đúng.
Quan sát hình thang cân EFGH, góc H của hình thang đó bằng góc nào?
-
A.
Góc E
-
B.
Góc F
-
C.
Góc G
-
D.
Góc O
Đáp án : C
Sử dụng: Hai góc kề một cạnh bên của hình thang cân bằng nhau.
Do góc H và góc G cùng kề đáy HG của hình thang EFGH nên:
Góc H bằng góc G.
Tìm \(x\) thỏa mãn \(165 - \left( {35:x + 3} \right).19 = 13\).
-
A.
$x = 7$
-
B.
$x = 8$
-
C.
$x = 9$
-
D.
$x = 10$
Đáp án : A
Dựa vào mối quan hệ giữa số hạng và tổng, giữa số bị trừ, số trừ và hiệu hoặc giữa thừa số và tích để tìm $x$.
\(\begin{array}{l}165 - \left( {35:x + 3} \right).19 = 13\\\left( {35:x + 3} \right).19\, = 165 - 13\\\left( {35:x + 3} \right).19 = 152\\35:x + 3 = 152:19\\35:x + 3\, = 8\\35:x\, = 8 - 3\\35:x\,\, = 5\\x\, = 35:5\\x = 7.\end{array}\)
Nếu \(x \, \vdots \, 2\) và \(y \, \vdots \, 4\) thì tổng \(x + y\) chia hết cho
-
A.
$2$
-
B.
$4$
-
C.
$8$
-
D.
không xác định
Đáp án : A
Tính chất 1: Nếu số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
Ta có: \(x\,\, \vdots \,\,2;\,\,y\,\, \vdots \,\,4 \Rightarrow y\,\, \vdots \,\,2 \Rightarrow \left( {x + y} \right)\,\, \vdots \,\,2\)
Cho diện tích tứ giác (1) bằng \(20\,\,c{m^2}\), Diện tích tam giác (2) bằng \(16\,\,c{m^2}\), Khi đó diện tích của hình trên bằng:
-
A.
\(36\,cm\)
-
B.
\(36\,d{m^2}\)
-
C.
\(26\,c{m^2}\)
-
D.
\(36\,\,c{m^2}\)
Đáp án : D
Diện tích hình đã cho bằng tổng diện tích tứ giác (1) và (2).
Diện tích hình đã cho là: \(20 + 16 = 36\) (\(c{m^2}\)).
+) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên ..(1)..
+) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên …(2)…
Từ thích hợp để điền vào hai chỗ chấm trên lần lượt là:
-
A.
âm, âm
-
B.
dương, âm
-
C.
âm, dương
-
D.
dương, dương
Đáp án : C
- Tích của hai số nguyên trái dấu là số nguyên âm.
- Tính của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.
Tích ba số nguyên âm là một số nguyên âm.
Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên dương
Cho biểu đồ tranh số học sinh khối lớp 6 được điểm 10 môn Toán trong tuần như sau:
Số học sinh được điểm 10 môn Toán vào Thứ Tư là bao nhiêu?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
5
-
D.
4
Đáp án : D
- Mỗi một hình tròn tương ứng với 1 học sinh được điểm 10 môn Toán.
- Quan sát hàng “Thứ Tư” để tìm số học sinh được điểm 10.
Thứ Tư có 4 hình tròn tương ứng với 4 học sinh được điểm 10 môn Toán.
Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5 cm, chiều dài CD là 15 cm, diện tích hình bình hành ABCD là:
-
A.
20 cm 2
-
B.
75 cm
-
C.
20 cm
-
D.
75 cm 2
Đáp án : D
Diện tích hình bình hành là: \(S = b.h\)
Trong đó \(b\) là cạnh, \(h\) là chiều cao tương ứng.
Hình bình hành ABCD có chiều cao bằng 5 cm và độ dài cạnh đáy bằng 15 cm nên:
Diện tích hình bình hành ABCD là: 5 . 15 = 75 cm 2
Cho \(x - 236\) là số đối của số 0 thì x là:
-
A.
\( - 234\)
-
B.
\(234\)
-
C.
\(0\)
-
D.
\(236\)
Đáp án : D
+ Số đối của 0 là 0.
+ Áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu để tìm x.
Số đối của số 0 là 0.
Vì \(x - 236\) là số đối của số 0 nên
\(\begin{array}{l}x - 236 = 0\\x\;\;\;\;\;\;\;\;\; = 0 + 236\\x\;\;\;\;\;\;\;\;\; = 236.\end{array}\)
Cho \(a \vdots m\) và \(b \vdots m\) và \(c \vdots m\) với m là số tự nhiên khác 0. Các số a,b,c là số tự nhiên tùy ý.
Khẳng định nào sau đây chưa đúng?
(Xét trong tập số tự nhiên, số bị trừ phải lớn hơn hoặc bằng số trừ)
-
A.
\(\left( {a + b} \right) \vdots m\)
-
B.
\(\left( {a - b} \right) \vdots m\)
-
C.
\(\left( {a + b + c} \right) \vdots m\)
-
D.
\(\left( {b + c} \right) \vdots m\)
Đáp án : B
Tính chất 1 : Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
\(a \vdots m\) và \(b \vdots m\) \( \Rightarrow \left( {a + b} \right) \vdots m\)
\(a \vdots m\) và \(b \vdots m\) \( \Rightarrow \left( {a - b} \right) \vdots m\) với \(\left( {a \ge b} \right)\)
\(a \vdots m;b \vdots m;c \vdots m \Rightarrow \left( {a + b + c} \right) \vdots m\)
\(\left( {a - b} \right) \vdots m\) sai vì thiếu điều kiện \(a \ge b\)
Số phần tử của tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn \(10\) nhỏ hơn \(50\) là
-
A.
$16$
-
B.
$20$
-
C.
$18$
-
D.
$19$
Đáp án : B
Đếm các số tự nhiên lẻ lớn hơn \(10\) và nhỏ hơn \(50\) bằng công thức
(số cuối $–$ số đầu)$: 2+1$
Các số tự nhiên lẻ lớn hơn \(10\) và nhỏ hơn \(50\) là \(11;13;15;...;47;49.\)
Nên có \(\left( {49 - 11} \right):2 + 1 = 20\) số tự nhiên lẻ lớn hơn \(10\) và nhỏ hơn \(50\).
Vậy số phần tử của tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn \(10\) nhỏ hơn \(50\) là \(20.\)
Tìm số tự nhiên \(x\) biết \(\left( {x - 4} \right).1000 = 0\)
-
A.
\(x = 4\)
-
B.
\(x = 3\)
-
C.
\(x = 0\)
-
D.
\(x = 1000\)
Đáp án : A
Sử dụng cách tìm \(x\): Nếu hai số nhân với nhau bằng \(0\) thì có ít nhất một thừa số phải bằng \(0.\)
Ta có \(\left( {x - 4} \right).1000 = 0\) nên \(x - 4 = 0\) (vì \(1000 \ne 0\))
Suy ra
\(x = 0 + 4\)
\(x = 4.\)
Vậy \(x = 4.\)
Cho bảng giờ tàu HP1 Hà Nội – Hải Phòng tháng 10 năm 2020 như sau:
Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương; từ ga Hải Dương đến ga Hải phòng lần lượt là
-
A.
45 km, 52 km
-
B.
52 km, 45 km
-
C.
62 km, 45 km
-
D.
57 km, 102 km
Đáp án : B
- Quãng đường trong bảng là quãng đường từ ga Hà Nội (mốc 0 km) đến các ga trong mỗi cột.
- Quãng đường: lấy địa điểm ở cột bên phải trừ cột bên trái .
Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương :
57-5 =52 (km)
Quãng đường từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng :
102-57 =45 (km).
Chọn câu đúng.
-
A.
ƯCLN$\left( {44;56} \right) = $ ƯCLN\(\left( {48;72} \right)\)
-
B.
ƯCLN$\left( {44;56} \right) < $ ƯCLN\(\left( {48;72} \right)\)
-
C.
ƯCLN$\left( {44;56} \right) > $ ƯCLN\(\left( {48;72} \right)\)
-
D.
ƯCLN$\left( {44;56} \right) = 1; $ ƯCLN\(\left( {48;72} \right) = 3\)
Đáp án : B
+ Tìm ƯCLN\(\left( {44;56} \right)\) và ƯCLN\(\left( {48;72} \right)\) rồi so sánh hai số thu được.
+ Muốn tìm ƯCLN của của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau :
Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.
Ta có \(44 = {2^2}.11;\,56 = {2^3}.7\) nên ƯCLN\(\left( {44;56} \right) = {2^2} = 4.\)
Lại có \(48 = {2^4}.3;\,72 = {2^3}{.3^2}\) nên ƯCLN\(\left( {48;72} \right) = {2^3}.3 = 24.\)
Nên ƯCLN$\left( {44;56} \right) < $ ƯCLN\(\left( {48;72} \right)\)
Một trường tổ chức cho học sinh đi tham quan bằng ôtô. Nếu xếp \(35\) hay \(40\) học sinh lên một ô tô thì đều thấy thiếu mất \(5\) ghế ngồi. Tính số học sinh đi tam quan biết số lượng học sinh đó trong khoảng từ \(800\) đến \(900\) em.
-
A.
$845$
-
B.
$840$
-
C.
$860$
-
D.
$900$
Đáp án : A
+ Sử dụng kiến thức về phép chia có dư.
+ Sử dụng kiến thức về bội chung và bội chung nhỏ nhất.
+ Sử dụng cách tìm bội chung thông qua bội chung nhỏ nhất.
Gọi số học sinh đi thăm quan là \(x\,\left( {x \in {N^*};\,800 \le x \le 900} \right)\) (học sinh)
Nếu xếp \(35\) hay \(40\) học sinh lên một ô tô thì đều thấy thiếu mất \(5\) ghế ngồi nghĩa là thừa ra 5 học sinh nên ta có
\(\left( {x - 5} \right) \vdots 35;\,\left( {x - 5} \right) \vdots 40\) suy ra \(\left( {x - 5} \right) \in BC\left( {35;40} \right)\).
Ta có \(35 = 5.7;\,40 = {2^3}.5\) nên \(BCNN\left( {35;40} \right) = {2^3}.5.7 = 280.\)
Suy ra \((x-5) \in BC\left( {35;40} \right) = B\left( {280} \right) = \left\{ {280;560;840;1120;...} \right\}\) mà \(800 \le x \le 900\) nên \(x -5= 840\) hay $x=845.$
Vậy số học sinh đi thăm quan là \(845\) học sinh.
-
A.
\({8^o}C\)
-
B.
\( - {3^o}C\)
-
C.
\({3^o}C\)
-
D.
\({6^o}C\)
Đáp án : B
Hai vạch liên tiếp của nhiệt kế cách nhau 1 đơn vị.
Coi nhiệt kế như trục số thẳng đứng, chiều dương từ dưới lên trên.
Viết tập hợp $M = $ $\left\{ {x \in Z| - 5 < x \le 3} \right\}$ dưới dạng liệt kê ta được
-
A.
\(M = \left\{ { - 5; - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;3} \right\}.\)
-
B.
\(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;1;2;3} \right\}.\)
-
C.
\(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3} \right\}.\)
-
D.
\(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2} \right\}.\)
Đáp án : C
Vì $M = $ $\left\{ {x \in Z| - 5 < x \le 3} \right\}$ tức là: $x$ là số nguyên, $x$ lớn hơn $ - 5$ và nhỏ hơn hoặc bằng $3.$ Với $x$ lớn hơn $ - 5$ và nhỏ hơn hoặc bằng $3$ gồm: $3$ và các số nguyên nằm giữa $ - 5$ và $3.$
Các số nguyên lớn hơn $ - 5$ và nhỏ hơn hoặc bằng $3$ là \( - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3.\)
Nên \(M = \left\{ { - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3} \right\}.\)
-
A.
\( - 2021;\,\, - 10;\,\,4;\,0;\, - 1\)
-
B.
\( - 2021;\,\, - 10;\,\, - 1;\,\,0;\,\,4\)
-
C.
\( - 2021;\,\, - 10;\,\,0;\,\, - 1;\,\,4\)
-
D.
\(4;\,0;\, - 1;\, - 10;\, - 2021\)
Đáp án : B
- So sánh các số
- Sắp xếp các số nguyên theo thứ tự tăng dần tức là số nào nhỏ hơn ta viết trước, số lớn hơn ta viết sau.
Ta có: \( - 2021 < \, - 10 < \, - 1 < \,\,0 < \,\,4\).
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: \( - 2021;\,\, - 10;\,\, - 1;\,\,0;\,\,4\)
Giá trị biểu thức \(A = 56 + x + \left( { - 99} \right) + \left( { - 56} \right) + \left( { - x} \right)\) là
-
A.
$ - 99$
-
B.
$-100$
-
C.
$-101$
-
D.
$ 100$
Đáp án : A
Áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng để nhóm các cặp số là số đối nhau hoặc có tổng bằng số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn...để thực hiện tính nhanh.
\(\begin{array}{l}A = 56 + x + \left( { - 99} \right) + \left( { - 56} \right) + \left( { - x} \right)\\A = \left[ {56 + \left( { - 56} \right)} \right] + \left[ {x + \left( { - x} \right)} \right] + \left( { - 99} \right)\\A = 0 + 0 + \left( { - 99} \right)\\A = - 99\end{array}\)
Lớp 6C có số bạn thích các loại quả được biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Nếu sĩ số lớp 6C giảm 2 bạn, 1 bạn thích Dưa hấu và 1 bạn thích đào thì biểu đồ trên trở thành
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : B
Tìm số lượng bạn thích dưa hấu và đào.
Kẻ lại cột dưa hấu và đào tương ứng.
Số bạn thích dưa hấu giảm 1 bạn nên còn 7 bạn
Số bạn thích đào giảm 1 bạn nên còn 5 bạn.
Vậy chiều cao của “Dưa hấu” là 7 và chiều cao của “Đào” là 5.
Cho \( - 76 + x + 146 = x + ...\) Số cần điền vào chỗ trống là
-
A.
$76$
-
B.
$ - 70$
-
C.
$70$
-
D.
$ - 76$
Đáp án : C
Sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên để tìm số cần điền vào ô trống.
\(\begin{array}{l} - 76 + x + 146\\ = \left( { - 76 + 146} \right) + x\\ = 70 + x\\ = x + 70\end{array}\)
Do đố số cần điền vào chỗ chấm là \(70\)
Một mảnh vườn hình vuông cạnh 20 m. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn rộng 2 m thuộc đất của vườn. Phần đất còn lại dùng để trồng trọt. Tính diện tích trồng trọt của mảnh vườn.
-
A.
256 m
-
B.
324 m 2
-
C.
256 m 2
-
D.
324 m
Đáp án : C
- Tính cạnh của phần đất hình vuông để trồng trọt.
=> Diện tích trồng trọt của mảnh vườn.
Phần còn lại để trồng trọt là hình vuông có cạnh:
20 - 2 - 2 = 16 (m)
Diện tích trồng trọt của mảnh vườn là:
16.16 = 256 (m 2 )
Hình dưới đây có tất cả bao nhiêu hình vuông?
-
A.
9
-
B.
14
-
C.
10
-
D.
13
Đáp án : B
Đếm số hình vuông nhỏ + số hình vuông được ghép từ các ô vuông nhỏ.
Ta đánh số như hình trên:
+ 9 hình vuông nhỏ là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
+ 4 hình vuông được gép từ bốn hình vuông nhỏ là: 1245, 2356, 4578, 5689.
+ 1 hình vuông lớn được ghép từ 9 hình vuông nhỏ.
Vậy có tất cả \(9 + 4 + 1 = 14\) hình vuông.
Để đánh số các trang của một quyển sách người ta phải dùng tất cả \(600\) chữ số. Hỏi quyển sách có bao nhiêu trang?
-
A.
\(326\)
-
B.
\(136\)
-
C.
\(263\)
-
D.
\(236\)
Đáp án : D
Chia ra thành các trang đánh \(1\) chữ số; \(2\) chữ số và \(3\) chữ số để tìm số trang của quyển sách.
\(99\) trang đầu cần dùng \(9.1 + 90.2 = 189\) chữ số
\(999\) trang đầu cần dùng \(9.1 + 90.2 + 900.3 = 2889\) chữ số
Vì \(189 < 600 < 2889\) nên trang cuối cùng phải có ba chữ số
Số chữ số dùng để đánh số trang có ba chữ số là \(600 - 189 = 411\) (chữ số)
Số trang có ba chữ số là \(411:3 = 137\) trang
Số trang của quyển sách là \(99 + 137 = 236\) trang
Một miếng đất hình chữ nhật có chiều dài 64 m, chiều rộng 34 m. Người ta giảm chiều dài và tăng chiều rộng để miếng đất là hình vuông, biết phần diện tích giảm theo chiều dài là 272. Tìm phần diện tích tăng thêm theo chiều rộng.
-
A.
\(176\,{m^2}\)
-
B.
\(2176\,{m^2}\)
-
C.
\(1232\,{m^2}\)
-
D.
\(3136\,{m^2}\)
Đáp án : C
- Tính số đo bị giảm của chiều dài miếng đất
- Tính cạnh của miếng đất hình vuông
- Tính chiều rộng miếng đất được tăng thêm
- Tính diện tích phần tăng theo chiều rộng miếng đất.
Ta có hình vẽ minh họa sau:
Số đo bị giảm của chiều dài miếng đất là:
272 : 34 = 8 (m)
Cạnh của miếng đất hình vuông là:
64 – 8 = 56 (m)
Chiều rộng miếng đất được tăng thêm số mét là:
56 – 34 = 22 (m)
Diện tích phần tăng theo chiều rộng miếng đất là:
56 . 22 = 1232 (m 2 )
Tìm \(\overline {abcd} \), trong đó \(a,b,c,d\) là $4$ số tự nhiên liên tiếp tăng dần và \(\overline {abcd} \in B\left( 5 \right)\)
-
A.
$2345$
-
B.
$3210$
-
C.
$8765$
-
D.
$7890$
Đáp án : A
+) Dùng tính chất của bội.
+) Sử dụng dấu hiệu chia hết của các số $5$ và $9.$
$\overline {abcd} \in B\left( 5 \right)$
Ta có:
$\overline {abcd} \in B\left( 5 \right) \Rightarrow \overline {abcd} \vdots 5 \Rightarrow d \in \left\{ {0;5} \right\}$
$d = 5 \Rightarrow \overline {abcd} = 2345$
\({\rm{d}} = 0 \Rightarrow \) Loại, vì $a,b,c,d$ là $4$ số tự nhiên liên tiếp tăng dần.
Vậy $\overline {abcd} = 2345.$
Có bao nhiêu giá trị \(x\) thỏa mãn $\left( {x - 6} \right)\left( {{x^2} + 2} \right) = 0?$
-
A.
\(0\)
-
B.
\(2\)
-
C.
\(3\)
-
D.
\(1\)
Đáp án : D
Sử dụng kiến thức: $A.B = 0,B \ne 0 \Rightarrow A = 0$ Lưu ý: ${a^2} \ge 0$ với mọi $a$
$\left( {x - 6} \right)\left( {{x^2} + 2} \right) = 0$
Vì \({x^2} \ge 0\) với mọi \(x\) nên \({x^2} + 2 \ge 0 + 2 = 2\) hay \({x^2} + 2 > 0\) với mọi \(x\)
Suy ra
\(\begin{array}{l}x - 6 = 0\\x = 0 + 6\\x = 6\end{array}\)
Vậy chỉ có \(1\) giá trị của \(x\) thỏa mãn là \(x = 6\)