Đề kiểm tra học kì 2 Toán 9 - Đề số 4 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9


Đề kiểm tra học kì 2 Toán 9 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

So sánh hai  số $5\sqrt 3 $ và $4\sqrt 5 $

  • A.

    $5\sqrt 3  > 4\sqrt 5 $

  • B.

    $5\sqrt 3  = 4\sqrt 5 $

  • C.

    $5\sqrt 3  \ge 4\sqrt 5 $

  • D.

    $5\sqrt 3  < 4\sqrt 5 $

Câu 2 :

Chọn khẳng định đúng. Nếu phương trình $a{x^2} = mx + n$ vô nghiệm thì đường thẳng $d:y = mx + n$ và  parabol  $\left( P \right):y = a{x^2}$

  • A.

    Cắt nhau tại hai điểm

  • B.

    Tiếp xúc với nhau

  • C.

    Không cắt nhau

  • D.

    Cắt nhau tại gốc tọa độ

Câu 3 :

Biêt chu vi đường tròn là \(C = 36\pi (cm)\). Tính đường kính của đường tròn.

  • A.

    $18(cm)$

  • B.

    $14(cm)$

  • C.

    $36(cm)$

  • D.

    $20 (cm)$

Câu 4 :

Cho các biểu thức với $A < 0$ và $B \ge 0$ , khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    $\sqrt {{A^2}B}  = A\sqrt B $

  • B.

    $\sqrt {{A^2}B}  =  - A\sqrt B $

  • C.

    $\sqrt {{A^2}B}  = -B\sqrt A $

  • D.

    $\sqrt {{A^2}B}  = B\sqrt A $

Câu 5 :

Chọn khẳng định đúng về đồ thị hàm số \(y = ax + b(a \ne 0).\)

  • A.

    Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ

  • B.

    Là đường thẳng song song với trục hoành

  • C.

    Là đường thẳng đi qua hai điểm \(A(0;b),B\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\) với \(b \ne 0\)

  • D.

    Là đường cong đi qua gốc tọa độ

Câu 6 :

Cho một hình cầu và hình trụ ngoại tiếp nó (đường kính đáy và chiều cao của hình trụ bằng nhau và bằng đường kính của hình cầu). Tính tỉ số giữa diện tích mặt cầu và diện tích xung quanh của hình trụ.

  • A.

    \(3\)

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • D.

    \(2\)

Câu 7 :

Cho nửa đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) đường kính \(BC.\) Lấy điểm \(A\) trên tia đối của tia \(CB.\) Kẻ tiếp tuyến $AF,Bx$ của nửa đường tròn \(\left( O \right)\) (với \(F\) là tiếp điểm). Tia \(AF\) cắt tia \(Bx\) của nửa đường tròn tại \(D.\) Khi đó tứ giác \(OBDF\) là:

  • A.

    Hình thang

  • B.

    Tứ giác nội tiếp

  • C.

    Hình thang cân

  • D.

    Hình bình hành

Câu 8 :

Cho mặt cầu có thể tích \(V = 288\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\) . Tính đường kính mặt cầu.

  • A.

    \(6\,cm\)

  • B.

    \(12\,cm\)

  • C.

    \(8\,cm\)

  • D.

    \(16\,cm\)

Câu 9 :

Cho $\left( {O;R} \right)$. Đường thẳng $d$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {O;R} \right)$ tại tiếp điểm $A$ khi

  • A.

    $d \bot OA$ tại $A$ và $A \in \left( O \right)$

  • B.

    $d \bot OA$

  • C.

    $A \in \left( O \right)$

  • D.

    $d{\rm{//}}OA$

Câu 10 :

Phương trình \(\sqrt {x - 5}  = \sqrt {3 - x} {\rm{ }}\) có bao nhiêu nghiệm?

  • A.

    \(1\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(3\)

Câu 11 :

Gọi ${x_1};{x_2}$ là nghiệm của phương trình ${x^2} - 5x + 2 = 0$. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức $A = x_1^2 + x_2^2$

  • A.

    $20$

  • B.

    $21$

  • C.

    $22$

  • D.

    $23$

Câu 12 :

Cho một số có hai chữ số . Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là $5$. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được một số bằng $\dfrac{3}{8}$ số ban đầu. Tìm tích các chữ số của số ban đầu.

  • A.

    $12$

  • B.

    $16$

  • C.

    $14$

  • D.

    $6$

Câu 13 :

Hai đường thẳng $d:y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)$ và $d':y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)$ cắt nhau khi

  • A.

    $a \ne a'$

  • B.

    $\left\{ \begin{array}{l}a \ne a'\\b \ne b'\end{array} \right.$

  • C.

    $\left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right.$

  • D.

    $\left\{ \begin{array}{l}a \ne a'\\b = b'\end{array} \right.$

Câu 14 :

Tìm điều kiện của $x$ để căn thức \(\sqrt {\dfrac{1}{{x - 1}}} \) có nghĩa.

  • A.

    $x \ge 1$

  • B.

    \(x < 1\)

  • C.

    \(x > 1\)

  • D.

    \(x = 1\)

Câu 15 :

Cho tam giác $ABC$ có $AC = 3cm,AB = 4cm,BC = 5cm$. Vẽ đường tròn $\left( {C;CA} \right)$. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đường thẳng $BC$ cắt đường tròn $\left( {C;CA} \right)$ tại một điểm

  • B.

    $AB$ là cát tuyến của đường tròn $\left( {C;CA} \right)$

  • C.

    $AB$ là tiếp tuyến của $\left( {C;CA} \right)$

  • D.

    $BC$ là tiếp tuyến của $\left( {C;CA} \right)$

Câu 16 :

Cho tứ giác \(ABCD\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\) (hình \(1\) ). Chọn khẳng định sai?

  • A.

    \(\widehat {BDC} = \widehat {BAC}\)

  • B.

    \(\widehat {ABC} + \widehat {ADC} = 180^\circ \)

  • C.

    \(\widehat {DAB} = \widehat {BAx}\)

  • D.

    \(\widehat {BCA} = \widehat {BDA}\)

Câu 17 :

Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $\left( O \right)$ . $M$ là điểm thuộc cung nhỏ $AC$ (cung \(CM < \) cung \(AM\)). Vẽ $MH$ vuông góc với $BC$ tại $H$ , vẽ $MI$ vuông góc với $AC$ tại $I$ . Chọn câu đúng :

  • A.

    $MIHC$ là hình chữ nhật.

  • B.

    $MIHC$ là hình vuông.

  • C.

    $MIHC$ không là tứ giác nội tiếp.

  • D.

    $MIHC$ là tứ giác nội tiếp.

Câu 18 :

Một ô tô đi quãng đường $AB$ với vận tốc $50\,\,km/h$ , rồi đi tiếp quãng đường $BC$ với vận tốc $45km/h.$ Biết quãng đường tổng cộng dài $165\,\,km$ và thời gian ô tô đi trên quãng đường $AB$ ít hơn thời gian đi trên quãng đường $BC$ là $30$  phút. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường $AB$.

  • A.

    $2$ giờ

  • B.

    $1,5$ giờ

  • C.

    $1$ giờ

  • D.

    $3$ giờ

Câu 19 :

Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là

  • A.

    giao của ba đường phân giác góc trong tam giác

  • B.

    giao ba đường trung trực của tam giác

  • C.

    trọng tâm tam giác

  • D.

    trực tâm tam giác

Câu 20 :

Cho tam giác \(ABC\) có \(BC\) cố định và góc \(A\) bằng \(50^\circ \). Gọi \(D\) là giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác. Tìm quỹ tích điểm \(D\).

  • A.

    Một cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn \(BC\).

  • B.

    Một cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn \(AC\).

  • C.

    Hai cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn \(AB\).

  • D.

    Hai cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn \(BC\).

Câu 21 :

Giá trị của biểu thức  \(2\sqrt {\dfrac{{16a}}{3}}  - 3\sqrt {\dfrac{a}{{27}}}  - 6\sqrt {\dfrac{{4a}}{{75}}} \) là

  • A.

    $\dfrac{{23\sqrt {3a} }}{{15}}$

  • B.

    $\dfrac{{\sqrt {3a} }}{{15}}$

  • C.

    $\dfrac{{23\sqrt a }}{{15}}$

  • D.

    $\dfrac{{3\sqrt {3a} }}{{15}}$

Câu 22 :

Rút gọn biểu thức: $A = \left( {\dfrac{{\sqrt x }}{2} - \dfrac{1}{{2\sqrt x }}} \right)\left( {\dfrac{{x - \sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} - \dfrac{{x + \sqrt x }}{{\sqrt x  - 1}}} \right)$ v ới \(x > 0;\,\,x \ne 1.\)

  • A.

    \(A =  - 2\sqrt x \)

  • B.

    \(A = 2\sqrt x \)

  • C.

    \(A =  - \sqrt x \)

  • D.

    \(A = 4\sqrt x \)

Câu 23 :

Giải phương trình \(\sqrt {2{x^2} - 4x + 5}  = x - 2\)  ta được nghiệm là

  • A.

    \(x = 1\)

  • B.

    \(x = 3\)

  • C.

    \(x = 2\)

  • D.

    Phương trình vô nghiệm

Câu 24 :

Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số \(y =  - 2x + m + 2\) và \(y = 5x + 5 - 2m\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung?

  • A.

    $m = 1$

  • B.

    $m = 0$

  • C.

    $m =  - 1$

  • D.

    $m = 2$

Câu 25 :

Cho đường thẳng $d:y = 3x - \dfrac{1}{2}$. Giao điểm của $d$ với trục tung là

  • A.

    $A\left( {\dfrac{1}{6};0} \right)$

  • B.

    $B\left( {0;\dfrac{1}{2}} \right)$

  • C.

    $C\left( {0;\dfrac{{ - 1}}{6}} \right)$

  • D.

    $D\left( {0; - \dfrac{1}{2}} \right)$

Câu 26 :

Cho hai đường thẳng $d:y = \left( {m + 2} \right)x - m$ và $d':y =  - 2x - 2m + 1$ .Với giá trị nào của $m$ thì $d \equiv d'$?

  • A.

    $m =  - 2$

  • B.

    $m =  - 4$

  • C.

    $m = 2$

  • D.

    Không có $m$ thỏa mãn

Câu 27 :

Cho hệ phương trình: $\left\{ \begin{array}{l}\left( {a + 1} \right)x - y = a + 1\begin{array}{*{20}{c}}{}&{\left( 1 \right)}\end{array}\\x + \left( {a - 1} \right)y = 2\begin{array}{*{20}{c}}{\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}&{\left( 2 \right)}\end{array}}&{}\end{array}\end{array} \right.$

( $a$ là tham số)

Với $a \ne 0$ hệ có nghiệm duy nhất $\left( {x;y} \right)$. Tìm các số nguyên $a$ để hệ phương trình có nghiệm nguyên

  • A.

    $a = 1$

  • B.

    $a =  - 1$

  • C.

    $a \ne \left\{ { \pm 1} \right\}$

  • D.

    $a =  \pm 1$

Câu 28 :

Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng $360$ dụng cụ. Trên thực tế, xí nghiệp $1$ vượt mức $12\% $ , xí nghiệp $2$  vượt mức $10\% $ , do đó cả hai xí nghiệp làm tổng cộng $400$ dụng cụ. Tính số dụng cụ xí nghiệp $2$ phải làm theo kế hoạch

  • A.

    \(160\) dụng cụ

  • B.

    \(200\) dụng cụ.

  • C.

    \(120\) dụng cụ.

  • D.

    \(240\) dụng cụ.

Câu 29 :

Hai giá sách có $450$ cuốn. Nếu chuyển $50$ cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trên giá thứ hai bằng $\dfrac{4}{5}$ số sách ở giá thứ nhất. Tính số sách trên giá thứ hai.

  • A.

    $150$ cuốn

  • B.

    $300$ cuốn

  • C.

    $200$ cuốn

  • D.

    $250$ cuốn

Câu 30 :

Lập phương trình nhận hai số $3 - \sqrt 5 $ và $3 + \sqrt 5 $ làm nghiệm.

  • A.

    ${x^2} - 6x - 4 = 0$

  • B.

    ${x^2} - 6x + 4 = 0$

  • C.

    ${x^2} + 6x + 4 = 0$

  • D.

    $ - {x^2} - 6x + 4 = 0$

Câu 31 :

Tìm giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} + (4m + 1)x + 2(m - 4) = 0\) c ó hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) và biểu thức \(A = {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A.

    $m = 1$

  • B.

    $m = 0$

  • C.

    $m = 2$

  • D.

    $m = 3$

Câu 32 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = mx + 2$ cắt  parabol  $\left( P \right):y = \dfrac{{{x^2}}}{2}$  tại hai điểm phân biệt

  • A.

    $m = 2$

  • B.

    $m =  - 2$

  • C.

    $m = 4$

  • D.

    $m \in \mathbb{R}$

Câu 33 :

Cho hai đường tròn  $\left( O \right);\left( {O'} \right)$ cắt nhau tại $A,B$, trong đó $O' \in \left( O \right)$. Kẻ đường kính $O'OC$ của đường tròn $\left( O \right)$. Chọn khẳng định sai ?

  • A.

    $AC = CB$

  • B.

    $\widehat {CBO'} = 90^\circ $

  • C.

    $CA,CB$ là hai tiếp tuyến của $\left( {O'} \right)$

  • D.

    $CA,CB$ là hai cát tuyến của $\left( {O'} \right)$

Câu 34 :

Cho hình vuông \(ABCD\). Trên cạnh \(BC\) lấy điểm \(E\) , trên tia đối của tia \(CD\) lấy điểm \(F\) sao cho \(CE = CF\). Gọi \(M\) là giao điểm của hai đường thẳng \(DE\) và  \(BF\). Tìm quỹ tích của điểm \(M\) khi \(E\) di động trên cạnh \(BC\).

  • A.

    Nửa đường tròn đường kính $BD$ .

  • B.

    Cung \(BC\) của đường tròn đường kính $BD$.

  • C.

    Cung \(BC\) của đường tròn đường kính $BD$ trừ điểm \(B,C\) .

  • D.

    Đường tròn đường kính $BD$ .

Câu 35 :

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ và điểm $D$ nằm giữa $A$ và $B$ . Đường tròn đường kính $BD$ cắt $BC$ tại $E$. Các đường thẳng $CD$ , $AE$ lần lượt cắt đường tròn tại các điểm thứ hai là $F$ và $G$. Khi đó, kết luận không đúng là:

  • A.

    $\Delta ABC\backsim\Delta EBD$.

  • B.

    Tứ giác $ADEC$ là tứ giác nội tiếp.

  • C.

    Tứ giác $AFBC$ không là tứ giác nội tiếp.

  • D.

    Các đường thẳng $AC,DE$ và $BF$ đồng quy.

Câu 36 :

Cho \(\Delta ABC\) vuông ở $A$ . Trên cạnh $AC$ lấy điểm $M$ và vẽ đường tròn đường kính $MC$ . Kẻ $BM$ cắt đường tròn tại $D$ . Đường thẳng $DA$ cắt đường tròn tại $S$ . Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:

  • A.

    Tứ giác $ABCD$ nội tiếp.

  • B.

    \(\widehat {ABD} = \widehat {ACD}\)

  • C.

    $CA$ là phân giác của \(\widehat {SCB}.\)

  • D.

    Tứ giác $ABCS$ nội tiếp.

Câu 37 :

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ , cạnh $AB = 5\,\,cm$ , \(\widehat B = {60^ \circ }\). Đường tròn tâm $I$ , đường kính $AB$ cắt $BC$ ở $D$ . Chọn khẳng định sai?

  • A.

    Độ dài cung nhỏ $BD$ của \(\left( I \right)\) là $\dfrac{\pi }{6}\,\,\left( {cm} \right)$

  • B.

    $AD \bot BC$

  • C.

    $D$ thuộc đường tròn đường kính \(AC\)

  • D.

    Độ dài cung nhỏ $BD$ của \(\left( I \right)\) là \(\dfrac{{5\pi }}{6}\,\,\left( {cm} \right)\)

Câu 38 :

Cho hình chữ nhật \(ABCD\) có \(AB = 4\,cm;AD = 3\,cm\) . Tính diện tích mặt cầu thu được khi quay nửa đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật \(ABCD\) quanh đường thẳng \(MN\) với \(M\) là trung điểm \(AD\) , \(N\) là trung điểm \(BC\) .

  • A.

    \(25\pi \)

  • B.

    \(\dfrac{{25\pi }}{8}\)

  • C.

    \(25\)

  • D.

    \(\dfrac{{25\pi }}{4}\)

Câu 39 :

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$. Tính \(A = {\sin ^2}B + {\sin ^2}C - \tan B.\tan C\).

  • A.

    \(0\)

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \( - 1\)

  • D.

    \(2\)

Câu 40 :

Cho đoạn thẳng $AB = 2a$  và trung điểm $O$  của nó. Trên nửa mặt phẳng bờ $AB$  vẽ các tia $Ax,By\;$  vuông góc với $AB.$  Qua \(O\)  vẽ một tia cắt tia \(Ax\)  tại $M$  sao cho $\widehat {AOM} = \alpha  < {90^0}$ . Qua $O$  vẽ tia thứ hai cắt tia $By$  tại $N$  sao cho \(\widehat {MON} = 90^\circ \) . Khi đó, diện tích tam giác \(MON\) là

  • A.

    \(\dfrac{{{a^2}}}{{2\sin \alpha .\cos \alpha }}\)

  • B.

    \(\dfrac{{{a^2}}}{{\sin \alpha .\cos \alpha }}\)

  • C.

    \(\dfrac{a}{{2\sin \alpha .\cos \alpha }}\)

  • D.

    \(\dfrac{{2{a^2}}}{{\sin \alpha .\cos \alpha }}\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

So sánh hai  số $5\sqrt 3 $ và $4\sqrt 5 $

  • A.

    $5\sqrt 3  > 4\sqrt 5 $

  • B.

    $5\sqrt 3  = 4\sqrt 5 $

  • C.

    $5\sqrt 3  \ge 4\sqrt 5 $

  • D.

    $5\sqrt 3  < 4\sqrt 5 $

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đưa thừa số vào trong dấu căn để so sánh hai số $\sqrt A  < \sqrt B  \Leftrightarrow 0 \le A < B$.

Đưa thừa số vào trong dấu căn

+) $A\sqrt B  = \sqrt {{A^2}B} $ với $A \ge 0$ và $B \ge 0$

+) $A\sqrt B  =  - \sqrt {{A^2}B} $ với $A < 0$ và $B \ge 0$

Lời giải chi tiết :

Ta có $5\sqrt 3  = \sqrt {{5^2}.3}  = \sqrt {25.3}  = \sqrt {75} $; $4\sqrt 5  = \sqrt {{4^2}.5}  = \sqrt {16.5}  = \sqrt {80} $

Vì $75 < 80 $ nên $\sqrt {75}  < \sqrt {80}  $ hay $ 5\sqrt 3  < 4\sqrt 5 $

Câu 2 :

Chọn khẳng định đúng. Nếu phương trình $a{x^2} = mx + n$ vô nghiệm thì đường thẳng $d:y = mx + n$ và  parabol  $\left( P \right):y = a{x^2}$

  • A.

    Cắt nhau tại hai điểm

  • B.

    Tiếp xúc với nhau

  • C.

    Không cắt nhau

  • D.

    Cắt nhau tại gốc tọa độ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đường thẳng $d:y = mx + n$ và parabol $\left( P \right):y = a{x^2}$ không cắt nhau  khi phương trình $a{x^2} = mx + n$ vô nghiệm.

Câu 3 :

Biêt chu vi đường tròn là \(C = 36\pi (cm)\). Tính đường kính của đường tròn.

  • A.

    $18(cm)$

  • B.

    $14(cm)$

  • C.

    $36(cm)$

  • D.

    $20 (cm)$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức chu vi đường tròn đường kính \(d = 2R\) là \(C = \pi d\,\)

Lời giải chi tiết :

Chu vi \(C = \pi d = 36\pi  \Rightarrow d = 36\). Vậy đường kính cần tìm là \(36(cm)\) .

Câu 4 :

Cho các biểu thức với $A < 0$ và $B \ge 0$ , khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    $\sqrt {{A^2}B}  = A\sqrt B $

  • B.

    $\sqrt {{A^2}B}  =  - A\sqrt B $

  • C.

    $\sqrt {{A^2}B}  = -B\sqrt A $

  • D.

    $\sqrt {{A^2}B}  = B\sqrt A $

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Với hai biểu thức $A,B$ mà $B \ge 0$, ta có $\sqrt {{A^2}B}  = \left| A \right|\sqrt B  = \left\{ \begin{array}{l}A\sqrt B \,\,{\rm{khi}}\,\,A \ge 0\\ - A\sqrt B \,{\rm{khi}}\,A < 0\end{array} \right.$

Câu 5 :

Chọn khẳng định đúng về đồ thị hàm số \(y = ax + b(a \ne 0).\)

  • A.

    Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ

  • B.

    Là đường thẳng song song với trục hoành

  • C.

    Là đường thẳng đi qua hai điểm \(A(0;b),B\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\) với \(b \ne 0\)

  • D.

    Là đường cong đi qua gốc tọa độ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm số $y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)$ là một đường thẳng

Trường hợp 1: Nếu \(b = 0\) ta có hàm số \(y = ax\). Đồ thị của \(y = ax\) là đường thẳng đi qua gốc tọa độ \(O(0;0)\) và điểm \(A(1;a).\)

Trường hợp 2: Nếu \(b \ne 0\) thì đồ thị \(y = ax + b\) là đường thẳng đi qua các điểm \(A(0;b),\,\,B\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right).\)

Câu 6 :

Cho một hình cầu và hình trụ ngoại tiếp nó (đường kính đáy và chiều cao của hình trụ bằng nhau và bằng đường kính của hình cầu). Tính tỉ số giữa diện tích mặt cầu và diện tích xung quanh của hình trụ.

  • A.

    \(3\)

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • D.

    \(2\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức diện tích mặt cầu $S = 4\pi {R^2}$ và diện tích xung quanh của hình trụ \({S_{xq}} = 2\pi Rh\)

Lời giải chi tiết :

Vì đường kính đáy và chiều cao của hình trụ bằng nhau và bằng đường kính hình cầu nên \(h = 2R\) với \(R\) là bán kính hình cầu và cũng là bán kính đáy của hình trụ.

Diện tích mặt cầu \(S = 4\pi {R^2}\) , diện tích xung quanh của hình trụ \({S_{xq}} = 2\pi Rh = 2\pi R.2R = 4\pi {R^2}\)

Tỉ số giữa d iện tích mặt cầu và diện tích xung quanh của hình trụ là \(\dfrac{S}{{{S_{xq}}}} = \dfrac{{4\pi {R^2}}}{{4\pi {R^2}}} = 1\) .

Câu 7 :

Cho nửa đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) đường kính \(BC.\) Lấy điểm \(A\) trên tia đối của tia \(CB.\) Kẻ tiếp tuyến $AF,Bx$ của nửa đường tròn \(\left( O \right)\) (với \(F\) là tiếp điểm). Tia \(AF\) cắt tia \(Bx\) của nửa đường tròn tại \(D.\) Khi đó tứ giác \(OBDF\) là:

  • A.

    Hình thang

  • B.

    Tứ giác nội tiếp

  • C.

    Hình thang cân

  • D.

    Hình bình hành

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tứ giác có tổng một cặp góc đối bằng \({180^0}\) là tứ giác nội tiếp.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\widehat {DBO} = {90^0}\) và \(\widehat {DFO} = {90^0}\) ( tính chất tiếp tuyến).

Tứ giác \(OBDF\) có \(\widehat {DBO} + \widehat {DFO} = {90^0} + {90^0} = {180^0}\) nên nội tiếp được trong một đường tròn.

Câu 8 :

Cho mặt cầu có thể tích \(V = 288\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\) . Tính đường kính mặt cầu.

  • A.

    \(6\,cm\)

  • B.

    \(12\,cm\)

  • C.

    \(8\,cm\)

  • D.

    \(16\,cm\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức thể tích khối cầu $V = \dfrac{4}{3}\pi {R^3}$ để tính bán kính, từ đó suy ra đường kính của mặt cầu.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(V = \dfrac{4}{3}\pi {R^3} = 288\pi  \)

\({R^3} = 216\)

\(R = 6\,cm\)

Từ đó đường kính mặt cầu là \(d = 2R = 2.6 = 12\,cm\).

Câu 9 :

Cho $\left( {O;R} \right)$. Đường thẳng $d$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {O;R} \right)$ tại tiếp điểm $A$ khi

  • A.

    $d \bot OA$ tại $A$ và $A \in \left( O \right)$

  • B.

    $d \bot OA$

  • C.

    $A \in \left( O \right)$

  • D.

    $d{\rm{//}}OA$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.

Câu 10 :

Phương trình \(\sqrt {x - 5}  = \sqrt {3 - x} {\rm{ }}\) có bao nhiêu nghiệm?

  • A.

    \(1\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(3\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giải phương trình dạng \(\sqrt A  = \sqrt B \)

ĐK: \(A \ge 0\)  (hoặc \(B \ge 0\) )

Khi đó \(\sqrt A  = \sqrt B  \Leftrightarrow A = B\)

So sánh với điều kiện rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện:  \(x \ge 5\)

Ta có \(\sqrt {x - 5}  = \sqrt {3 - x} {\rm{ }}\)\( \Leftrightarrow x - 5 = 3 - x \Leftrightarrow x + x = 3 + 5 \Leftrightarrow 2x = 8 \Leftrightarrow x = 4\,\,\left( {KTM} \right)\)

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

Câu 11 :

Gọi ${x_1};{x_2}$ là nghiệm của phương trình ${x^2} - 5x + 2 = 0$. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức $A = x_1^2 + x_2^2$

  • A.

    $20$

  • B.

    $21$

  • C.

    $22$

  • D.

    $23$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng định lí Viète

Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ thì \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Bước 2: Sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng để biến đổi $A = x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2}$

Lời giải chi tiết :

Phương trình ${x^2} - 5x + 2 = 0$ có $\Delta  = {\left( { - 5} \right)^2} - 4.1.2 = 17 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm ${x_1};{x_2}$

Theo định lí Vi-et ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \frac{-(-5)}{1} = 5\\{x_1}.{x_2} = \frac{2}{1} = 2\end{array} \right.\).

Ta có $A = x_1^2 + x_2^2 = \left(x_1^2 + 2{x_1}{x_2} + x_2^2\right) - 2{x_1}{x_2} = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {5^2} - 2.2 = 21$

Câu 12 :

Cho một số có hai chữ số . Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là $5$. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được một số bằng $\dfrac{3}{8}$ số ban đầu. Tìm tích các chữ số của số ban đầu.

  • A.

    $12$

  • B.

    $16$

  • C.

    $14$

  • D.

    $6$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi số cần tìm là \(\overline {ab} ,\,\,a \in {\mathbb{N}^*},\,\,b \in {\mathbb{N}^*}\), $a,b \le 9$.

Biểu diễn số mới theo ab, từ đó viết các phương trình dựa vào đề bài để lập hệ phương trình.

Sử dụng phương pháp thế để giải hệ phương trình tìm được.

Lời giải chi tiết :

Gọi số cần tìm là \(\overline {ab} ,\,\,a \in {\mathbb{N}^*},\,\,b \in {\mathbb{N}^*}\), $a,b \le 9$.

Đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số mới là \(\overline {ba} \)

Ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{array}{l}a - b = 5\\\overline {ba}  = \dfrac{3}{8}\overline {ab}  \end{array} \right.$ hay $\left\{ \begin{array}{l}a - b = 5 \;(1)\\b.10 + a = \dfrac{3}{8}\left( {a.10 + b} \right) (2)\end{array}\right.$

Nhân cả hai vế của phương trình (2) với 8, ta được phương trình: \(80b + 8a = 30a + 3b \;(3)\)

Từ phương trình (1) suy ra $a = b + 5$

Thế vào phương trình (3), ta được:

$80b + 8\left( {b + 5} \right) = 30\left( {b + 5} \right) + 3b$

$55b = 110$

$b = 2$ (TM)

Suy ra $a = 2 + 5 = 7$ (TM)

Vậy số cần tìm là $72$ nên tích các chữ số là $2.7 = 14$.

Câu 13 :

Hai đường thẳng $d:y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)$ và $d':y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)$ cắt nhau khi

  • A.

    $a \ne a'$

  • B.

    $\left\{ \begin{array}{l}a \ne a'\\b \ne b'\end{array} \right.$

  • C.

    $\left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right.$

  • D.

    $\left\{ \begin{array}{l}a \ne a'\\b = b'\end{array} \right.$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cho hai đường thẳng $d:y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)$ và $d':y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)$.

\(d\) cắt $d'$\( \Leftrightarrow a \ne a'\).

Câu 14 :

Tìm điều kiện của $x$ để căn thức \(\sqrt {\dfrac{1}{{x - 1}}} \) có nghĩa.

  • A.

    $x \ge 1$

  • B.

    \(x < 1\)

  • C.

    \(x > 1\)

  • D.

    \(x = 1\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\(\sqrt A \) xác định (hay có nghĩa)  khi \(A\) lấy giá trị không âm tức là \(A \ge 0.\)

Ngoài ra: \(\dfrac{1}{A} \ge 0 \Leftrightarrow A > 0\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\sqrt {\dfrac{1}{{x - 1}}} \) có nghĩa  \( \Leftrightarrow  \dfrac{1}{{x - 1}} \ge 0 \Rightarrow  x - 1 > 0\)  (vì $1>0$)

\( \Leftrightarrow x > 1\)

Câu 15 :

Cho tam giác $ABC$ có $AC = 3cm,AB = 4cm,BC = 5cm$. Vẽ đường tròn $\left( {C;CA} \right)$. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đường thẳng $BC$ cắt đường tròn $\left( {C;CA} \right)$ tại một điểm

  • B.

    $AB$ là cát tuyến của đường tròn $\left( {C;CA} \right)$

  • C.

    $AB$ là tiếp tuyến của $\left( {C;CA} \right)$

  • D.

    $BC$ là tiếp tuyến của $\left( {C;CA} \right)$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng  cách chứng minh tiếp tuyến

Để chứng minh đường thẳng $d$ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( {O;R} \right)$ tại tiếp điểm là $M$ ta chứng minh $OM \bot d$ tại $M$ và $M \in \left( O \right)$.

Lời giải chi tiết :

+) Xét tam giác $ABC$ có \(B{C^2} = {5^2} = 25;A{B^2} + A{C^2} = {4^2} + {3^2} = 25; \Rightarrow B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\)

\( \Rightarrow \Delta ABC\) vuông tại A (định lý Pytago đảo)

\( \Rightarrow AB \bot AC\) mà $A \in \left( {C;CA} \right)$ nên $AB$ là tiếp tuyến của $\left( {C;CA} \right)$

Câu 16 :

Cho tứ giác \(ABCD\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\) (hình \(1\) ). Chọn khẳng định sai?

  • A.

    \(\widehat {BDC} = \widehat {BAC}\)

  • B.

    \(\widehat {ABC} + \widehat {ADC} = 180^\circ \)

  • C.

    \(\widehat {DAB} = \widehat {BAx}\)

  • D.

    \(\widehat {BCA} = \widehat {BDA}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức hai góc cùng chắn một cung thì bằng nhau.

Sử dụng tính chất tứ giác nội tiếp: Trong một tứ giác nội tiếp đường tròn, tổng số đo hai góc đối bằng \(180^\circ\)

Lời giải chi tiết :

Vì tứ giác \(ABCD\) là tứ giác nội tiếp nên

\(\widehat {BDC} = \widehat {BAC}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(BC\) )

\(\widehat {ABC} + \widehat {ADC} = 180^\circ \) (tổng hai góc đối bằng \(180^\circ \) )

\(\widehat {DAB}\) và \(\widehat {BAx}\) là hai góc kề bù nhưng \(\widehat {DAB} \ne 90^\circ\) nên \(\widehat {DAB} \ne \widehat {BAx}\)

\(\widehat {BCA} = \widehat {BDA}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(AB\) )

Phương án A, B, D đúng

Câu 17 :

Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $\left( O \right)$ . $M$ là điểm thuộc cung nhỏ $AC$ (cung \(CM < \) cung \(AM\)). Vẽ $MH$ vuông góc với $BC$ tại $H$ , vẽ $MI$ vuông góc với $AC$ tại $I$ . Chọn câu đúng :

  • A.

    $MIHC$ là hình chữ nhật.

  • B.

    $MIHC$ là hình vuông.

  • C.

    $MIHC$ không là tứ giác nội tiếp.

  • D.

    $MIHC$ là tứ giác nội tiếp.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tứ giác có 4 đỉnh thuộc một đường tròn thì nội tiếp đường tròn đó.

Lời giải chi tiết :

Tam giác MIC có $\widehat {MIC} = {90^0}$ ($MI$ vuông góc với $AC$) nên là tam giác vuông nội tiếp đường tròn đường kính MC.

Tam giác MHC có $\widehat {MHC} = {90^0}$ ($MH$ vuông góc với $BC$) nên là tam giác vuông nội tiếp đường tròn đường kính MC.

Suy ra tứ giác $IMHC$ nội tiếp (vì 4 đỉnh I, M, H, C cùng thuộc đường tròn đường kính BC) nên đáp án D đúng và đáp án C sai.

Tuy nhiên tứ giác $IMHC$ chưa đủ điều kiện để là hình chữ nhật và hình vuông nên đáp án A, B chưa chính xác.

Câu 18 :

Một ô tô đi quãng đường $AB$ với vận tốc $50\,\,km/h$ , rồi đi tiếp quãng đường $BC$ với vận tốc $45km/h.$ Biết quãng đường tổng cộng dài $165\,\,km$ và thời gian ô tô đi trên quãng đường $AB$ ít hơn thời gian đi trên quãng đường $BC$ là $30$  phút. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường $AB$.

  • A.

    $2$ giờ

  • B.

    $1,5$ giờ

  • C.

    $1$ giờ

  • D.

    $3$ giờ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gọi thời gian ô tô đi trên mỗi đoạn đường $AB$ và $BC$ lần lượt là $x,y$

($x>0;y>0,5$ ; đơn vị : giờ). Ta có hệ phương trình :

\(\left\{ \begin{array}{l}50.x + 45.y = 165\\y - x = 0,5\end{array} \right. \\ \left\{ \begin{array}{l}x = 1,5\\y = 2\end{array} (TM) \right.\)

Vậy thời gian ô tô đi hết quãng đường $AB$ là $1,5$ giờ. Thời gian ô tô đi hết quãng đường $BC$ là $2$  giờ.

Câu 19 :

Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là

  • A.

    giao của ba đường phân giác góc trong tam giác

  • B.

    giao ba đường trung trực của tam giác

  • C.

    trọng tâm tam giác

  • D.

    trực tâm tam giác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao của các đường phân giác các góc trong tam giác.

Câu 20 :

Cho tam giác \(ABC\) có \(BC\) cố định và góc \(A\) bằng \(50^\circ \). Gọi \(D\) là giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác. Tìm quỹ tích điểm \(D\).

  • A.

    Một cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn \(BC\).

  • B.

    Một cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn \(AC\).

  • C.

    Hai cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn \(AB\).

  • D.

    Hai cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn \(BC\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tia phân giác để tính góc \(BDC\) từ đó sử dụng quỹ tích cung chứa góc

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\widehat A = 50^\circ  \Rightarrow \widehat B + \widehat C = 130^\circ \) nên \(\widehat {BDC} + \widehat {DBC} = \dfrac{{130^\circ }}{2} = 65^\circ  \Rightarrow \widehat {BDC} = 115^\circ \)

Quỹ tích của điểm $D$ là hai cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn $BC$.

Câu 21 :

Giá trị của biểu thức  \(2\sqrt {\dfrac{{16a}}{3}}  - 3\sqrt {\dfrac{a}{{27}}}  - 6\sqrt {\dfrac{{4a}}{{75}}} \) là

  • A.

    $\dfrac{{23\sqrt {3a} }}{{15}}$

  • B.

    $\dfrac{{\sqrt {3a} }}{{15}}$

  • C.

    $\dfrac{{23\sqrt a }}{{15}}$

  • D.

    $\dfrac{{3\sqrt {3a} }}{{15}}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Sử dụng công thức đưa thừa số ra ngoài dấu căn để xuất hiện nhân tử chung từ đó thực hiện phép tính

Công thức đưa thừa số ra ngoài dấu căn:

Với hai biểu thức $A,B$ mà $B \ge 0$, ta có $\sqrt {{A^2}B}  = \left| A \right|\sqrt B  = \left\{ \begin{array}{l}A\sqrt B \,\,{\rm{khi}}\,\,A \ge 0\\ - A\sqrt B \,{\rm{khi}}\,A < 0\end{array} \right.$

- Sử dụng công thức trục căn thức $\sqrt {\dfrac{A}{B}}  = \dfrac{{\sqrt {AB} }}{B},\,\left( {A \ge 0;\,B > 0} \right)$.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(2\sqrt {\dfrac{{16a}}{3}}  - 3\sqrt {\dfrac{a}{{27}}}  - 6\sqrt {\dfrac{{4a}}{{75}}}  = 2\sqrt {{4^2}.\dfrac{a}{3}}  - 3\sqrt {\dfrac{1}{9}.\dfrac{a}{3}}  - 6\sqrt {\dfrac{4}{{25}}.\dfrac{a}{3}} \)$ = 2.4\sqrt {\dfrac{a}{3}}  - 3.\dfrac{1}{3}\sqrt {\dfrac{a}{3}}  - 6.\dfrac{2}{5}.\sqrt {\dfrac{a}{3}} $

$ = \sqrt {\dfrac{a}{3}} .\left( {8 - 1 - \dfrac{{12}}{5}} \right) = \dfrac{{23}}{5}\sqrt {\dfrac{a}{3}}  = \dfrac{{23}}{5}.\dfrac{{\sqrt {3a} }}{3} = \dfrac{{23\sqrt {3a} }}{{15}}$

Câu 22 :

Rút gọn biểu thức: $A = \left( {\dfrac{{\sqrt x }}{2} - \dfrac{1}{{2\sqrt x }}} \right)\left( {\dfrac{{x - \sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} - \dfrac{{x + \sqrt x }}{{\sqrt x  - 1}}} \right)$ v ới \(x > 0;\,\,x \ne 1.\)

  • A.

    \(A =  - 2\sqrt x \)

  • B.

    \(A = 2\sqrt x \)

  • C.

    \(A =  - \sqrt x \)

  • D.

    \(A = 4\sqrt x \)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Phân tích mẫu thức thành nhân tử rồi qui đồng mẫu các phân thức

+ Từ đó rút gọn phân thức

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{l}A = \left( {\dfrac{{\sqrt x }}{2} - \dfrac{1}{{2\sqrt x }}} \right)\left( {\dfrac{{x - \sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} - \dfrac{{x + \sqrt x }}{{\sqrt x  - 1}}} \right) = \dfrac{{x - 1}}{{2\sqrt x }}.\left( {\dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x  - 1} \right)}}{{\sqrt x  + 1}} - \dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x  + 1} \right)}}{{\sqrt x  - 1}}} \right)\\\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{x - 1}}{{2\sqrt x }}.\dfrac{{\sqrt x {{\left( {\sqrt x  - 1} \right)}^2} - \sqrt x {{\left( {\sqrt x  + 1} \right)}^2}}}{{\left( {\sqrt x  + 1} \right)\left( {\sqrt x  - 1} \right)}} = \dfrac{{x - 1}}{{2\sqrt x }}.\dfrac{{\sqrt x \left[ {x - 2\sqrt x  + 1 - \left( {x + 2\sqrt x  + 1} \right)} \right]}}{{x - 1}}\\\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{x - 2\sqrt x  + 1 - x - 2\sqrt x  - 1}}{2} = \dfrac{{ - 4\sqrt x }}{2} =  - 2\sqrt x .\end{array}$

Vậy \(A =  - 2\sqrt x \) với \(x > 0;\,\,x \ne 1.\)

Câu 23 :

Giải phương trình \(\sqrt {2{x^2} - 4x + 5}  = x - 2\)  ta được nghiệm là

  • A.

    \(x = 1\)

  • B.

    \(x = 3\)

  • C.

    \(x = 2\)

  • D.

    Phương trình vô nghiệm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Tìm điều kiện

+ Giải phương trình dạng \(\sqrt A  = B\,\left( {B \ge 0} \right) \Leftrightarrow A = {B^2}\)

Lời giải chi tiết :

Điều kiện:

\(x - 2 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 2.\)

Ta có: \(\sqrt {2{x^2} - 4x + 5}  = x - 2\)\( \Leftrightarrow 2{x^2} - 4x + 5 = {\left( {x - 2} \right)^2}\)

\( \Leftrightarrow 2{x^2} - 4x + 5 = {x^2} - 4x + 4 \Leftrightarrow {x^2} + 1 = 0\) \( \Leftrightarrow {x^2} =  - 1\,\) (vô nghiệm vì \({x^2} \ge 0\,\,\forall x\) )

Vậy phương trình vô nghiệm.

Câu 24 :

Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số \(y =  - 2x + m + 2\) và \(y = 5x + 5 - 2m\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung?

  • A.

    $m = 1$

  • B.

    $m = 0$

  • C.

    $m =  - 1$

  • D.

    $m = 2$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để hai đường thẳng ${d_1}:y = ax + b$ và ${d_2}:y = a'x + b'$ cắt nhau tại một điểm trên trục tung thì $\left\{ \begin{array}{l}a \ne a'\\b = b'\end{array} \right.$

Lời giải chi tiết :

Để hai đồ thị hàm số \(y =  - 2x + m + 2\) và \(y = 5x + 5 - 2m\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung thì

$\left\{ \begin{array}{l} - 2 \ne 5\\m + 2 = 5 - 2m\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow 3m = 3 \Leftrightarrow m = 1$.

Câu 25 :

Cho đường thẳng $d:y = 3x - \dfrac{1}{2}$. Giao điểm của $d$ với trục tung là

  • A.

    $A\left( {\dfrac{1}{6};0} \right)$

  • B.

    $B\left( {0;\dfrac{1}{2}} \right)$

  • C.

    $C\left( {0;\dfrac{{ - 1}}{6}} \right)$

  • D.

    $D\left( {0; - \dfrac{1}{2}} \right)$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng theo các bước

Bước 1. Xét phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng đó để tìm hoành độ giao điểm.

Bước 2. Thay hoành độ giao điểm vừa tìm được vào một trong hai phương trình đường thẳng ta tìm được tung độ giao điểm.

Lời giải chi tiết :

Giao điểm của đường thẳng $d$ và trục tung có hoành độ $x = 0$. Thay $x = 0$ vào phương trình $y = 3x - \dfrac{1}{2}$ ta được $y = 3.0 - \dfrac{1}{2} =  - \dfrac{1}{2}$.

Vậy tọa độ giao điểm cần tìm là $D\left( {0; - \dfrac{1}{2}} \right)$

Câu 26 :

Cho hai đường thẳng $d:y = \left( {m + 2} \right)x - m$ và $d':y =  - 2x - 2m + 1$ .Với giá trị nào của $m$ thì $d \equiv d'$?

  • A.

    $m =  - 2$

  • B.

    $m =  - 4$

  • C.

    $m = 2$

  • D.

    Không có $m$ thỏa mãn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng vị trí tương đối giữa hai đường thẳng

Cho hai đường thẳng $d:y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)$ và $d':y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)$.

+) $d{\rm{//}}d' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right.$

+) \(d\) cắt $d'$\( \Leftrightarrow a \ne a'\).

+) \(d \equiv d' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b = b'\end{array} \right.\).

+) \(d \bot d' \Leftrightarrow a.a' =  - 1\).

Lời giải chi tiết :

+) Ta thấy $d:y = \left( {m + 2} \right)x - m$ có $a = m + 2$ và $d':y =  - 2x - 2m + 1$ có $a' =  - 2$ .

+) Điều kiện để $y = \left( {m + 2} \right)x - m$ là hàm số bậc nhất $m + 2 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne  - 2$

+) Để \(d\)$ \equiv $$d'$\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b = b'\end{array} \right.\)$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m + 2 =  - 2\\ - m =  - 2m + 1\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m =  - 4\\m = 1\end{array} \right.$ (vô lý)

Vậy không có giá trị nào của $m$ để  \(d\)$ \equiv $$d'$.

Câu 27 :

Cho hệ phương trình: $\left\{ \begin{array}{l}\left( {a + 1} \right)x - y = a + 1\begin{array}{*{20}{c}}{}&{\left( 1 \right)}\end{array}\\x + \left( {a - 1} \right)y = 2\begin{array}{*{20}{c}}{\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}&{\left( 2 \right)}\end{array}}&{}\end{array}\end{array} \right.$

( $a$ là tham số)

Với $a \ne 0$ hệ có nghiệm duy nhất $\left( {x;y} \right)$. Tìm các số nguyên $a$ để hệ phương trình có nghiệm nguyên

  • A.

    $a = 1$

  • B.

    $a =  - 1$

  • C.

    $a \ne \left\{ { \pm 1} \right\}$

  • D.

    $a =  \pm 1$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Rút $x$ từ phương trình dưới thay vào phương trình trên

Bước 2: Tìm $y$ theo phương trình mới, từ đó suy ra $x$

Bước 3: Từ điều kiện $x,y$ nguyên để tìm $a$.

Lời giải chi tiết :

Từ PT $\left( 1 \right)$ ta có: $y = \left( {a + 1} \right)x - \left( {a + 1} \right)$ (*) thế vào PT $\left( 2 \right)$ ta được: $x + \left( {a - 1} \right)\left[ {\left( {a + 1} \right)x - \left( {a + 1} \right)} \right] = 2 \Leftrightarrow x + \left( {{a^2} - 1} \right)x - \left( {{a^2} - 1} \right) = 2 \Leftrightarrow {a^2}x = {a^2} + 1 \,\,\,\,  (3)$

Với $a \ne 0$ , phương trình $\left( 3 \right)$ có nghiệm duy nhất $x = \dfrac{{{a^2} + 1}}{{{a^2}}}$ . Thay vào $\left( * \right)$ ta có:

$y = \left( {a + 1} \right)\dfrac{{{a^2} + 1}}{{{a^2}}} - \left( {a + 1} \right) = \dfrac{{\left( {a + 1} \right)\left( {{a^2} + 1} \right) - {a^2}\left( {a + 1} \right)}}{{{a^2}}} = \dfrac{{{a^3} + a + {a^2} + 1 - {a^3} - {a^2}}}{{{a^2}}} = \dfrac{{a + 1}}{{{a^2}}}$

Suy ra hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất$\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{{a^2} + 1}}{{{a^2}}};\dfrac{{a + 1}}{{{a^2}}}} \right)$

Hệ phương trình có nghiệm nguyên: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \in \mathbb{Z}}\\{y \in \mathbb{Z}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\dfrac{{{a^2} + 1}}{{{a^2}}} \in \mathbb{Z}}\\{\dfrac{{a + 1}}{{{a^2}}} \in \mathbb{Z}}\end{array}} \right.\begin{array}{*{20}{c}}{}&{\left( {a \in \mathbb{Z}} \right)}\end{array}$

Điều kiện cần: $x = \dfrac{{{a^2} + 1}}{{{a^2}}} = 1 + \dfrac{1}{{{a^2}}} \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow \dfrac{1}{{{a^2}}} \in \mathbb{Z} $ mà  $a^2 > 0$

\( \Rightarrow {a^2} = 1 \Leftrightarrow a = \pm 1\) (TM \(a \ne 0\))

Điều kiện đủ:

$a =  - 1 \Rightarrow y = 0 \in \mathbb{Z}$ (nhận)

$a = 1 \Rightarrow y = 2 \in \mathbb{Z}$ (nhận)

Vậy $a =  \pm 1$ hệ phương trình đã cho có nghiệm nguyên.

Câu 28 :

Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng $360$ dụng cụ. Trên thực tế, xí nghiệp $1$ vượt mức $12\% $ , xí nghiệp $2$  vượt mức $10\% $ , do đó cả hai xí nghiệp làm tổng cộng $400$ dụng cụ. Tính số dụng cụ xí nghiệp $2$ phải làm theo kế hoạch

  • A.

    \(160\) dụng cụ

  • B.

    \(200\) dụng cụ.

  • C.

    \(120\) dụng cụ.

  • D.

    \(240\) dụng cụ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gọi số dụng cụ cần làm của xí nghiệp $1$ và xí nghiệp $2$ lần lượt là : \(x,y\),

(\(x,y \in {N^*}\) \(x,y < 360\), dụng cụ).

Số dụng cụ xí nghiệp $1$ và xí nghiệp $2$ làm được khi vượt mức lần lượt là \(112\% x\) và \(110\% y\) ( dụng cụ).

Ta có hệ phương trình : \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 360\\112\% x + 110\% y = 400\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 200\\y = 160\end{array} \right.\).

Vậy xí nghiệp $1$  phải làm \(200\) dụng cụ, xí nghiệp $2$ phải làm \(160\) dụng cụ.

Câu 29 :

Hai giá sách có $450$ cuốn. Nếu chuyển $50$ cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trên giá thứ hai bằng $\dfrac{4}{5}$ số sách ở giá thứ nhất. Tính số sách trên giá thứ hai.

  • A.

    $150$ cuốn

  • B.

    $300$ cuốn

  • C.

    $200$ cuốn

  • D.

    $250$ cuốn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gọi số sách trên hai giá lần lượt là \(x,y\)

( \(0 < x,y < 450\), cuốn ).

hai giá sách có $450$ cuốn nên ta có phương trình $x + y = 450$ (cuốn)

Nếu chuyển $50$  cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trên giá thứ hai bằng $\dfrac{4}{5}$ số sách ở giá thứ nhất nên ta có phương trình $y + 50 = \dfrac{4}{5}\left( {x - 50} \right)$

Suy ra  hệ phương trình : \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 450\\y + 50 = \dfrac{4}{5}\left( {x - 50} \right)\end{array} \right. \) hay \( \left\{ \begin{array}{l}x + y = 450\\\dfrac{4}{5}x - y = 90\end{array} \right. \)

Giải hệ phương trình, ta được \(\left\{ \begin{array}{l}x = 300\\y = 150\end{array} \right.\) (thỏa mãn)

Vậy số sách trên giá thứ nhất là \(300\) cuốn, số sách trên giá thứ hai là \(150\) cuốn.

Câu 30 :

Lập phương trình nhận hai số $3 - \sqrt 5 $ và $3 + \sqrt 5 $ làm nghiệm.

  • A.

    ${x^2} - 6x - 4 = 0$

  • B.

    ${x^2} - 6x + 4 = 0$

  • C.

    ${x^2} + 6x + 4 = 0$

  • D.

    $ - {x^2} - 6x + 4 = 0$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tìm tổng $S$ và tích $P$ của hai nghiệm.

Bước 2: Hai số đó là hai nghiệm của phương trình ${x^2} - Sx + P = 0$ (ĐK: ${S^2} - 4P \ge 0$)

Lời giải chi tiết :

Ta có $S = 3 - \sqrt 5  + 3 + \sqrt 5  = 6$ và $P = \left( {3 - \sqrt 5 } \right)\left( {3 + \sqrt 5 } \right) = 4$

Vì ${S^2} - 4P = 36 - 16 = 20 > 0$ nên hai số $3 - \sqrt 5 $ và $3 + \sqrt 5 $ là nghiệm của phương trình ${x^2} - 6x + 4 = 0$.

Câu 31 :

Tìm giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} + (4m + 1)x + 2(m - 4) = 0\) c ó hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) và biểu thức \(A = {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A.

    $m = 1$

  • B.

    $m = 0$

  • C.

    $m = 2$

  • D.

    $m = 3$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1. Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm \(\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta  \ge 0\end{array} \right.\).

Bước 2. Từ hệ thức đã cho và hệ thức Vi-ét, tìm được điều kiện của tham số.

Bước 3. Kiểm tra điều kiện của tham số xem có thỏa mãn điều kiện ở bước 1 hay không rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} + (4m + 1)x + 2(m - 4) = 0\) có $a = 1 \ne 0$ và $\Delta  = {\left( {4m + 1} \right)^2} - 8\left( {m - 4} \right) = 16{m^2} + 33 > 0;\forall m$

Nên phương trình  luôn có hai nghiệm  phân biệt \({x_1},{x_2}\).

Theo hệ thức Vi-ét ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - 4m - 1\\{x_1}.{x_2} = 2m - 8\end{array} \right.$

Xét \(A = {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2} = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} = 16{m^2} + 33 \ge 33\)

Dấu “=” xảy ra khi $m = 0$

Vậy $m = 0$ là giá trị cần tìm.

Câu 32 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = mx + 2$ cắt  parabol  $\left( P \right):y = \dfrac{{{x^2}}}{2}$  tại hai điểm phân biệt

  • A.

    $m = 2$

  • B.

    $m =  - 2$

  • C.

    $m = 4$

  • D.

    $m \in \mathbb{R}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng và parabol

Bước 2: Để đường thẳng cắt parabol tại hai điểm phân biệt thì phương trình hoành độ giao điểm có hai nghiệm phân biệt.

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình hoành độ giao điểm $\dfrac{{{x^2}}}{2} = mx + 2 \Leftrightarrow {x^2} - 2mx - 4 = 0$ có $\Delta ' = {m^2} + 4$

Vì $\Delta ' = {m^2} + 4 > 0;\forall m$ nên đường thẳng $d:y = mx + 2$ cắt  parabol  $\left( P \right):y = \dfrac{{{x^2}}}{2}$  tại hai điểm phân biệt với mọi $m$.

Câu 33 :

Cho hai đường tròn  $\left( O \right);\left( {O'} \right)$ cắt nhau tại $A,B$, trong đó $O' \in \left( O \right)$. Kẻ đường kính $O'OC$ của đường tròn $\left( O \right)$. Chọn khẳng định sai ?

  • A.

    $AC = CB$

  • B.

    $\widehat {CBO'} = 90^\circ $

  • C.

    $CA,CB$ là hai tiếp tuyến của $\left( {O'} \right)$

  • D.

    $CA,CB$ là hai cát tuyến của $\left( {O'} \right)$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng cách chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn.

Lời giải chi tiết :

Xét đường tròn $\left( O \right)$ có $O'C$ là đường kính, suy ra $\widehat {CBO'} = \widehat {CAO'} = 90^\circ $ hay $CB \bot O'B$ tại $B$ và $AC \bot AO'$ tại $A$.

Do đó $AB,BC$ là hai tiếp tuyến của $\left( {O'} \right)$ nên $AC = CB$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Nên A, B, C đúng.

Câu 34 :

Cho hình vuông \(ABCD\). Trên cạnh \(BC\) lấy điểm \(E\) , trên tia đối của tia \(CD\) lấy điểm \(F\) sao cho \(CE = CF\). Gọi \(M\) là giao điểm của hai đường thẳng \(DE\) và  \(BF\). Tìm quỹ tích của điểm \(M\) khi \(E\) di động trên cạnh \(BC\).

  • A.

    Nửa đường tròn đường kính $BD$ .

  • B.

    Cung \(BC\) của đường tròn đường kính $BD$.

  • C.

    Cung \(BC\) của đường tròn đường kính $BD$ trừ điểm \(B,C\) .

  • D.

    Đường tròn đường kính $BD$ .

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng : Quỹ tích các điểm \(M\) nhìn đoạn thẳng \(AB\) cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính \(AB\).

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\Delta DEC = \Delta BFC\left( {c - g - c} \right)\) \( \Rightarrow \widehat {EDC} = \widehat {EBM}\) \( \Rightarrow \widehat {EDC} + \widehat {DEC} = \widehat {EBM} + \widehat {BEM} \Rightarrow \widehat {EMB} = 90^\circ \)

Hay \(\widehat {BMD} = 90^\circ \) nên $M$ thuộc đườngtròn đường kính $BD$ . Mà \(E \in BC\) nên quỹ tích của điểm $M$ là cung \(BC\) của đường tròn đường kính $BD$ .

Câu 35 :

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ và điểm $D$ nằm giữa $A$ và $B$ . Đường tròn đường kính $BD$ cắt $BC$ tại $E$. Các đường thẳng $CD$ , $AE$ lần lượt cắt đường tròn tại các điểm thứ hai là $F$ và $G$. Khi đó, kết luận không đúng là:

  • A.

    $\Delta ABC\backsim\Delta EBD$.

  • B.

    Tứ giác $ADEC$ là tứ giác nội tiếp.

  • C.

    Tứ giác $AFBC$ không là tứ giác nội tiếp.

  • D.

    Các đường thẳng $AC,DE$ và $BF$ đồng quy.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

Tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn.

Lời giải chi tiết :

+) Xét đường tròn đường kính $BD$ có góc $BED$ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên \( \widehat {BED} = {90^0}.\)

Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta BED\) ta có: \(\widehat {DBE}\;\;chung\) và \(\widehat {BAC} = \widehat {BED} = {90^0}\) suy ra $\Delta ABC\backsim\Delta EBD\;\left( {g - g} \right)$

Vậy A đúng.

+) Do tam giác ADC vuông tại A (\(\widehat {DAC} = 90^0\)) và tam giác DEC vuông tại E (\(\widehat {DEC} = 90^0\)) nên tam giác ADC và tam giác DEC nội tiếp đường tròn đường kính DC.

Do đó tứ giác $ADEC$ là tứ giác nội tiếp. Vậy B đúng.

+) Chứng minh tương tự ta được tứ giác $AFBC$ là tứ giác nội tiếp. Vậy C sai.

+) Gọi giao điểm của $BF$ và $AC$ là $H$ .

Xét tam giác $BHC$ có hai đường cao $CF$ và $BA$ cắt nhau tại $D$. Do đó $D$ là trực tâm của tam giác $BHC$

Mà $DE = \bot AB$ nên $DE$ là đường cao của tam giác $BHC$ hay $H,E,D$ thẳng hàng.

Suy ra $DE,AC$ và $BF$ đồng quy tại $H$ suy ra D đúng.

Câu 36 :

Cho \(\Delta ABC\) vuông ở $A$ . Trên cạnh $AC$ lấy điểm $M$ và vẽ đường tròn đường kính $MC$ . Kẻ $BM$ cắt đường tròn tại $D$ . Đường thẳng $DA$ cắt đường tròn tại $S$ . Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:

  • A.

    Tứ giác $ABCD$ nội tiếp.

  • B.

    \(\widehat {ABD} = \widehat {ACD}\)

  • C.

    $CA$ là phân giác của \(\widehat {SCB}.\)

  • D.

    Tứ giác $ABCS$ nội tiếp.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp:

+) Tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng \({180^0}.\)

+) Tứ giác có hai đỉnh kề một cạnh cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc \(\alpha .\)

+) Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm, điểm đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

+) Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối của đỉnh đó.

Lời giải chi tiết :

+) Ta có: \(\widehat {MDC}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn đường kính $MC$ \( \Rightarrow \widehat {MDC} = {90^0}\) (tính chất góc nội tiếp).

Xét tứ giác $ABCD$ ta có:

Góc $BAC$ và góc $BDC$ cùng nhìn đoạn $BC$ dưới góc \({90^0}.\)

\( \Rightarrow \) $ABCD$ là tứ giác nội tiếp (dhnb) \( \Rightarrow \) phương án A đúng.

+) Xét tứ giác $ABCD$ nội tiếp ta có\(\widehat {ABD} = \widehat {ACD}\) (cùng nhìn đoạn $AD$ )\( \Rightarrow \) phương án B đúng.

+) Xét đường tròn đường kính $MC$ ta có $4$  điểm $M,C,D,S$ cùng thuộc đường tròn.

\( \Rightarrow \) Tứ giác $MCSD$ là tứ giác nội tiếp.

\( \Rightarrow \widehat {ADM} = \widehat {SCM}\) (góc ngoài tại $1$  đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối diện). $\left( 1 \right)$

Vì tứ giác $ABCD$ nội tiếp (cmt) \( \Rightarrow \widehat {ACB} = \widehat {ADB}\) (cùng nhìn đoạn$AB$ )    $\left( 2 \right)$

Từ $\left( 1 \right)$ và $\left( 2 \right)$ \( \Rightarrow \widehat {BCA} = \widehat {ACS}\;\;\;\left( { = \widehat {ADB}} \right).\)

Hay $CA$ là phân giác của \(\widehat {SCB} \Rightarrow \) phương án C đúng.

+) Giả sử tứ giác $ABCS$ là tứ giác nội tiếp \( \Rightarrow \widehat {ASB} = \widehat {BCA}\) (hai góc cùng nhìn đoạn $AB$ ).

Mà \(\widehat {ACB} = \widehat {BDA};\;\;\;\widehat {BAD} \ne \widehat {BSA}\) (xét trong đường tròn đường kính $CM$ )

\( \Rightarrow \widehat {ASB} \ne \widehat {BCA} \Rightarrow \) tứ giác $ABCS$ không là tứ giác nội tiếp \( \Rightarrow \)phương án D sai.

Câu 37 :

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ , cạnh $AB = 5\,\,cm$ , \(\widehat B = {60^ \circ }\). Đường tròn tâm $I$ , đường kính $AB$ cắt $BC$ ở $D$ . Chọn khẳng định sai?

  • A.

    Độ dài cung nhỏ $BD$ của \(\left( I \right)\) là $\dfrac{\pi }{6}\,\,\left( {cm} \right)$

  • B.

    $AD \bot BC$

  • C.

    $D$ thuộc đường tròn đường kính \(AC\)

  • D.

    Độ dài cung nhỏ $BD$ của \(\left( I \right)\) là \(\dfrac{{5\pi }}{6}\,\,\left( {cm} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng  góc nội tiếp chắn nửa đường tròn bằng \(90^\circ \)

+ Sử dụng công thức tính độ dài cung tròn:

Trên đường tròn bán kính$R$ , độ dài $l$ của một cung \(n^\circ \) được tính theo công thức \(l = \dfrac{{\pi Rn}}{{180}}\,\).

Lời giải chi tiết :

+ Xét đường tròn \(\left( I \right)\) đường kính \(AB\) có \(\widehat {ADB} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Nên $AD \bot BC \Rightarrow $ phương án B đúng.

+) Gọi \(K\) là trung điểm của \(AC \Rightarrow KA = KC = KD \Rightarrow K\) đường tròn đường kính \(AC \Rightarrow \) phương án C đúng.

+) Ta có \(\Delta IBD\) cân tại \(I\) có \(\widehat B = 60^\circ  \Rightarrow \Delta IBD\) đều nên \(\widehat {BID} = 60^\circ \)

Độ dài cung nhỏ \(BD\) của \(\left( I \right)\) là $l = \dfrac{{\pi .\dfrac{5}{2}.60}}{{180^\circ }} = \dfrac{{5\pi }}{6}\,\left( {cm} \right) \Rightarrow $ phương án D đúng.

Câu 38 :

Cho hình chữ nhật \(ABCD\) có \(AB = 4\,cm;AD = 3\,cm\) . Tính diện tích mặt cầu thu được khi quay nửa đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật \(ABCD\) quanh đường thẳng \(MN\) với \(M\) là trung điểm \(AD\) , \(N\) là trung điểm \(BC\) .

  • A.

    \(25\pi \)

  • B.

    \(\dfrac{{25\pi }}{8}\)

  • C.

    \(25\)

  • D.

    \(\dfrac{{25\pi }}{4}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức diện tích mặt cầu $S = 4\pi {R^2}$

Lời giải chi tiết :

Gọi \(O\) là tâm của hình chữ nhật nên $OA = OB = OC = OD$ nên \(O\) là tâm đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật \(ABCD\) . Khi đó bán kính đường tròn là \(R = OA = \dfrac{{AC}}{2}\)

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ADC, ta có:

\(A{C^2} = A{D^2} + D{C^2} = {3^2} + {4^2} = 25\)

suy ra \(AC = 5\) (vì \(AB = DC = 4\,cm\) )

Do đó \( R = \dfrac{5}{2}\)

Khi quay nửa đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật \(ABCD\) quay quanh đường thẳng \(MN\) với \(M\) là trung điểm \(AD\) , \(N\) là trung điểm \(BC\) ta được một hình cầu tâm \(O\) bán kính $R = \dfrac{5}{2}$

Diện tích mặt cầu là:

\(S = 4\pi {R^2} = 4.\pi {\left( {\dfrac{5}{2}} \right)^2} = 25\pi \) \(\left( {cm} \right)\) .

Câu 39 :

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$. Tính \(A = {\sin ^2}B + {\sin ^2}C - \tan B.\tan C\).

  • A.

    \(0\)

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \( - 1\)

  • D.

    \(2\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\sin B = \dfrac{{AC}}{{BC}} \Rightarrow {\sin ^2}B = \dfrac{{A{C^2}}}{{B{C^2}}}\)

\(\sin C = \dfrac{{AB}}{{BC}} \Rightarrow {\sin ^2}C = \dfrac{{A{B^2}}}{{B{C^2}}}\;\;\)

\(\tan B = \dfrac{{AC}}{{AB}} \);  \( \tan C = \dfrac{{AB}}{{AC}}\)

Vậy \(A = {\sin ^2}B + {\sin ^2}C - \tan B.\tan C\;\)

\( = \dfrac{{A{C^2}}}{{B{C^2}}} + \dfrac{{A{B^2}}}{{B{C^2}}} - \dfrac{{AC}}{{AB}}.\dfrac{{AB}}{{AC}} = \dfrac{{A{C^2} + A{B^2}}}{{B{C^2}}} - 1\)

\( = \dfrac{{B{C^2}}}{{B{C^2}}} - 1 = 0\)  (vì theo định lý Pytago thì \(A{C^2} + A{B^2} = B{C^2}\)  )

Câu 40 :

Cho đoạn thẳng $AB = 2a$  và trung điểm $O$  của nó. Trên nửa mặt phẳng bờ $AB$  vẽ các tia $Ax,By\;$  vuông góc với $AB.$  Qua \(O\)  vẽ một tia cắt tia \(Ax\)  tại $M$  sao cho $\widehat {AOM} = \alpha  < {90^0}$ . Qua $O$  vẽ tia thứ hai cắt tia $By$  tại $N$  sao cho \(\widehat {MON} = 90^\circ \) . Khi đó, diện tích tam giác \(MON\) là

  • A.

    \(\dfrac{{{a^2}}}{{2\sin \alpha .\cos \alpha }}\)

  • B.

    \(\dfrac{{{a^2}}}{{\sin \alpha .\cos \alpha }}\)

  • C.

    \(\dfrac{a}{{2\sin \alpha .\cos \alpha }}\)

  • D.

    \(\dfrac{{2{a^2}}}{{\sin \alpha .\cos \alpha }}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Áp dụng công thức tính diện tích tam giác vuông

Lời giải chi tiết :

Theo đề bài ta có: \(AB = 2a \Rightarrow OA = OB = a\)

Ta có: \(\widehat {ONB} = \widehat {AOM} = \alpha \) (cùng phụ với \(\widehat {BON}\) )

Xét \(\Delta AOM\) có \(\widehat A = 90^\circ \) Áp dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông, ta có:

\(OA = OM.\cos \alpha  \Rightarrow OM = \dfrac{a}{{\cos \alpha }}\) Xét \(\Delta BON\) có \(\widehat B = 90^\circ \) Áp dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông, ta có:

\(OB = ON.\sin \alpha  \Rightarrow ON = \dfrac{a}{{\sin \alpha }}\) Vậy diện tích tam giác \(MON\)  là: \(\dfrac{1}{2}OM.ON = \dfrac{1}{2}.\dfrac{a}{{\cos \alpha }}.\dfrac{a}{{\sin \alpha }} = \dfrac{{{a^2}}}{{2\sin \alpha .\cos \alpha }}\)


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra học kì 1 Toán 9 - Đề số 29
Đề kiểm tra học kì 1 Toán 9 - Đề số 30
Đề kiểm tra học kì 2 Toán 9 - Đề số 1
Đề kiểm tra học kì 2 Toán 9 - Đề số 2
Đề kiểm tra học kì 2 Toán 9 - Đề số 3
Đề kiểm tra học kì 2 Toán 9 - Đề số 4
Đề kiểm tra học kì 2 Toán 9 - Đề số 5
Đề ôn tập học kì 2 toán lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề ôn tập học kì 2 toán lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 2 môn Toán 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 2 môn Toán 9 có đáp án và lời giải chi tiết