Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều


Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 3

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl.

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO 2 , Fe 2+ , Cu 2+ , HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

  • A.
    5.
  • B.
    6.
  • C.
    7.
  • D.
    4.
Câu 2 :

Cho phản ứng :  KMnO 4 + H 2 SO 4 + KNO 2 → MnSO 4 + KNO 3 + K 2 SO 4 + H 2 O

Khi cân bằng, nếu tỉ lệ hệ số mol  \({n_{KMn{O_4}}}:{n_{{H_2}S{O_4}}}\)bằng 2 : 3 thì tỉ lệ số mol các chất sản phẩm của phản ứng là?

  • A.
    2 : 4 : 2 : 3
  • B.
    3 : 5 : 2 : 4
  • C.
    2 : 5 : 1 : 3
  • D.
    4 : 6 : 3 : 7
Câu 3 :

Trong phản ứng Cl 2 + 2H 2 O → 2HCl + 2HClO, Cl 2 là:

  • A.
    Chất oxi hóa.
  • B.
    Chất khử.
  • C.
    Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
  • D.
    Chất bị oxi hóa.
Câu 4 :

số oxi hóa của Clo trong các hợp chất HCl, HClO, NaClO 2 , KClO 3 ­ và HClO 4 lần lượt là:

  • A.
    -1, +1, +2, +3, +4
  • B.
    -1, +1, +3, +5, +6
  • C.
    -1, +1, +3, +5, +7
  • D.
    -1, +1, +4, +5, +7
Câu 5 :

Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO 2 \( \to \)PbCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O

(b) HCl + NH 4 HCO 3 \( \to \)NH 4 Cl + CO 2 + H 2 O

(c) 2HCl + 2HNO 3 \( \to \)2NO 2 + Cl 2 + 2H 2 O

(d) 2HCl + Zn \( \to \)ZnCl 2 + H 2

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    1
  • D.
    3
Câu 6 :

Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư, thu được 0,04 mol NO 2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A.
    4,08.
  • B.
    3,62.
  • C.
    3,42.
  • D.
    5,28.
Câu 7 :

Cho các phản ứng sau:

(1) Nung NH 4 Cl tạo ra HCl và NH 3

(2) Cồn cháy trong không khí

(3) Phản ứng thủy phân collagen thành gelatin diễn ra khi hầm xương động vật

(4) Đốt cháy than

(5) Đốt cháy khí gas

(6) Cho vôi sống vào nước

(7) Phản ứng nung vôi

Các quá tình tỏa nhiệt hay thu nhiệt tương ứng là?

  • A.
    Tỏa nhiệt: 2, 4, 5, 6 và thu nhiệt: 1, 3 và 7
  • B.
    Tỏa nhiệt: 2, 3, 5, 6 và thu nhiệt: 1, 4, 7
  • C.
    Tỏa nhiệt: 2, 3, 4, 6 và thu nhiệt: 1, 5, và 7
  • D.
    Tỏa nhiệt: 2, 3, 4, 5 và thu nhiệt: 1, 6 và 7
Câu 8 :

Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) có kí hiệu là:

  • A.
    \({\Delta _r}H_{298}^0\)
  • B.
    \({\Delta _f}H_{298}^0\)
  • C.
    \(\Delta S\)
  • D.
    \(\Delta T\)
Câu 9 :

Cho các chất sau, chất nào có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0?

  • A.
    CO 2 (g)
  • B.
    Na 2 O(g)
  • C.
    O 2 (g)
  • D.
    H 2 O(l)
Câu 10 :

Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO (g)?

(1) C (than chì) + ½ O 2 \( \to \)CO(g)

(2) C (than chì) + O(g) \( \to \)CO(g)

(3) C (than chì) + CO 2 (g) \( \to \)2CO(g)

(4) CO(g) \( \to \)C (than chì) + O(g)

  • A.
    (3)
  • B.
    (1)
  • C.
    (2)
  • D.
    (4)
Câu 11 :

Dựa vào bảng năng lượng liên kết, tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol C 2 H 6 ở thể khí. Dự đoán phản ứng trên là thuận lợi hay không thuận lợi.

  • A.
    -1406 kJ và thuận lợi
  • B.
    -140,6 kJ và thuận lợi
  • C.
    -1406 kJ và không thuận lợi
  • D.
    -140,6 kJ và không thuận lợi
Câu 12 :

Cho giá trị năng lượng của một số liên kết ở điều kiện chuẩn sau: E b (H – H) = 436 kJ/mol; E b (N-H) = 389 kJ/mol; E b (N\( \equiv \)N) = 946 kJ/mol. Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: \({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\)

  • A.
    80 kJ
  • B.
    -80 kJ
  • C.
    -78kJ
  • D.
    90kJPhương pháp giảiDựa vào giá trị năng lượng của các chất
Câu 13 :

Cho hai phương trình hóa học sau:

\(\begin{array}{l}{N_2}(g) + {O_2}(g) \to 2NO(g){\rm{      }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = 180kJ{\rm{ (1)}}\\{\rm{2NO(g)  +  }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ (g) }} \to {\rm{2N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{(g) }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 114kJ{\rm{ (2)}}\end{array}\)

Số phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây:

(a) Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt

(b) Phản ứng (2) tạo NO 2 từ NO, là quá trình thuận lợi về mặt năng lượng. Điều này cũng phù hợp với thực tế là khí NO (không màu) nhanh chóng bị oxi hóa thành NO 2 (màu nâu đỏ)

(c) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO 2 là 80 kJ/ mol

(d) Từ giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) và năng lượng liên kết trong phân tử O 2 , N 2 lần lượt là 498 kJ/mol và 946 kJ/mol tính được năng lượng liên kết trong phân tử NO ở cùng điều kiện là 632 kJ/mol

  • A.
    4
  • B.
    5
  • C.
    3
  • D.
    1
Câu 14 :

Một số quá trình tự nhiên và hoạt động của con người thải hydrogen sulfide vào không khí. Chất này có thể bị oxi hóa bởi oxygen có trong không khí theo hai phản ứng sau:  \(\begin{array}{l}{H_2}{\rm{S}}(g) + \frac{3}{2}{O_2}(g) \to S{O_2}(g) + {H_2}{\rm{O}}(g){\rm{  (1)}}\\{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}(g) + \frac{1}{2}{O_2}(g) \to S(s) + {H_2}{\rm{O}}(g){\rm{        (2)}}\end{array}\)

Cho giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của H 2 S(g), SO 2 (g) và H 2 O(g) lần lượt là: -20,7 kJ/mol; -296,8 kJ/mol và -241,8 kJ/mol. Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) và (2) lần lượt là:

  • A.
    – 517,9 kJ và 221,1 kJ
  • B.
    517,9 kJ và – 221,1 kJ
  • C.
    -221,1 kJ và – 517,9 kJ
  • D.
    -517,9 kJ và – 221,1 kJ
Câu 15 :

Dựa vào năng lượng liên kết, tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng sau: \({F_2}(g) + {H_2}{\rm{O}}(g) \to 2HF(g) + \frac{1}{2}{O_2}(g)\). Dự đoán các phản ứng trên là thuận lợi hay không thuận lợi

  • A.
    292 kJ và thuận lợi
  • B.
    -292 kJ và thuận lợi
  • C.
    -292 kJ và không thuận lợi
  • D.
    292 kJ và không thuận lợi
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO 2 , Fe 2+ , Cu 2+ , HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

  • A.
    5.
  • B.
    6.
  • C.
    7.
  • D.
    4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tử và ion vừa có tính khử vừa có tính oxi khi chưa đạt số oxi hóa cao nhất hoặc thấp nhất

Lời giải chi tiết :

S, FeO, SO 2 , Fe 2+ , HCl vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

Đáp án A

Câu 2 :

Cho phản ứng :  KMnO 4 + H 2 SO 4 + KNO 2 → MnSO 4 + KNO 3 + K 2 SO 4 + H 2 O

Khi cân bằng, nếu tỉ lệ hệ số mol  \({n_{KMn{O_4}}}:{n_{{H_2}S{O_4}}}\)bằng 2 : 3 thì tỉ lệ số mol các chất sản phẩm của phản ứng là?

  • A.
    2 : 4 : 2 : 3
  • B.
    3 : 5 : 2 : 4
  • C.
    2 : 5 : 1 : 3
  • D.
    4 : 6 : 3 : 7

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cân bằng phản ứng theo phương pháp cân bằng electron

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}M{n^{ + 7}} + 5e \to M{n^{ + 2}}|x2\\{N^{ + 3}} \to {N^{ + 5}} + 2{\rm{e|x5}}\end{array}\)

2KMnO 4 + 3H 2 SO 4 + 5KNO 2 → 2MnSO 4 + 5KNO 3 + K 2 SO 4 + 3H 2 O

Tỉ lệ số mol các chất sản phẩm: 2 : 5 : 1 : 3

Đáp án C

Câu 3 :

Trong phản ứng Cl 2 + 2H 2 O → 2HCl + 2HClO, Cl 2 là:

  • A.
    Chất oxi hóa.
  • B.
    Chất khử.
  • C.
    Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
  • D.
    Chất bị oxi hóa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của Cl 2

Lời giải chi tiết :

Cl 2 vừa tăng vừa giảm số oxi hóa

Đáp án C

Câu 4 :

số oxi hóa của Clo trong các hợp chất HCl, HClO, NaClO 2 , KClO 3 ­ và HClO 4 lần lượt là:

  • A.
    -1, +1, +2, +3, +4
  • B.
    -1, +1, +3, +5, +6
  • C.
    -1, +1, +3, +5, +7
  • D.
    -1, +1, +4, +5, +7

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc xác định số oxi hóa

Lời giải chi tiết :

\(H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} ,H\mathop {Cl}\limits^{ + 1} O,Na\mathop {Cl}\limits^{ + 3} {O_2},K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} {O_3},H\mathop {Cl}\limits^{ + 7} {O_4}\)

Đáp án C

Câu 5 :

Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO 2 \( \to \)PbCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O

(b) HCl + NH 4 HCO 3 \( \to \)NH 4 Cl + CO 2 + H 2 O

(c) 2HCl + 2HNO 3 \( \to \)2NO 2 + Cl 2 + 2H 2 O

(d) 2HCl + Zn \( \to \)ZnCl 2 + H 2

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    1
  • D.
    3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

HCl thể hiện tính khử khi tăng số oxi hóa

Lời giải chi tiết :

(a), (c): HCl tăng số oxi hóa từ - 1 lên 0

Đáp án A

Câu 6 :

Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư, thu được 0,04 mol NO 2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A.
    4,08.
  • B.
    3,62.
  • C.
    3,42.
  • D.
    5,28.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp bảo toàn electron

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của Cu và Ag lần lượt là x và y mol

Ta có: m X = m Cu + m Ag = 64x + 108y = 2,8g

Theo bảo toàn electron ta có: 2x + y = 0,04

=> x = 0,01; y = 0,02

m muối = m Cu(NO3)2 + m AgNO3 = 0,01 . 188 + 0,02 . 170 = 5,28g

Đáp án D

Câu 7 :

Cho các phản ứng sau:

(1) Nung NH 4 Cl tạo ra HCl và NH 3

(2) Cồn cháy trong không khí

(3) Phản ứng thủy phân collagen thành gelatin diễn ra khi hầm xương động vật

(4) Đốt cháy than

(5) Đốt cháy khí gas

(6) Cho vôi sống vào nước

(7) Phản ứng nung vôi

Các quá tình tỏa nhiệt hay thu nhiệt tương ứng là?

  • A.
    Tỏa nhiệt: 2, 4, 5, 6 và thu nhiệt: 1, 3 và 7
  • B.
    Tỏa nhiệt: 2, 3, 5, 6 và thu nhiệt: 1, 4, 7
  • C.
    Tỏa nhiệt: 2, 3, 4, 6 và thu nhiệt: 1, 5, và 7
  • D.
    Tỏa nhiệt: 2, 3, 4, 5 và thu nhiệt: 1, 6 và 7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phản ứng thu nhiệt và tỏa nhiệt

Lời giải chi tiết :

Phản ứng thu nhiệt: 1, 3 và 7

Phản ứng tỏa nhiệt: 2, 4, 5, 6

Đáp án A

Câu 8 :

Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) có kí hiệu là:

  • A.
    \({\Delta _r}H_{298}^0\)
  • B.
    \({\Delta _f}H_{298}^0\)
  • C.
    \(\Delta S\)
  • D.
    \(\Delta T\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về enthalpy

Lời giải chi tiết :

Enthalpy tạo thành chuẩn có kí hiệu: \({\Delta _f}H_{298}^0\)

Đáp án B

Câu 9 :

Cho các chất sau, chất nào có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0?

  • A.
    CO 2 (g)
  • B.
    Na 2 O(g)
  • C.
    O 2 (g)
  • D.
    H 2 O(l)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các đơn chất có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0

Lời giải chi tiết :

O 2 (g) là đơn chất nên có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0

Đáp án C

Câu 10 :

Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO (g)?

(1) C (than chì) + ½ O 2 \( \to \)CO(g)

(2) C (than chì) + O(g) \( \to \)CO(g)

(3) C (than chì) + CO 2 (g) \( \to \)2CO(g)

(4) CO(g) \( \to \)C (than chì) + O(g)

  • A.
    (3)
  • B.
    (1)
  • C.
    (2)
  • D.
    (4)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Enthalpy tạo thành chuẩn của 1 mol chất được tạo thành từ các đơn chất bền vững ở điều kiện chuẩn

Lời giải chi tiết :

Phản ứng (1) tạo thành 1 mol chất CO(g) từ các đơn chất bền vững ở điều kiện chuẩn

Đáp án B

Câu 11 :

Dựa vào bảng năng lượng liên kết, tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol C 2 H 6 ở thể khí. Dự đoán phản ứng trên là thuận lợi hay không thuận lợi.

  • A.
    -1406 kJ và thuận lợi
  • B.
    -140,6 kJ và thuận lợi
  • C.
    -1406 kJ và không thuận lợi
  • D.
    -140,6 kJ và không thuận lợi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)theo năng lượng liên kết của chất

Lời giải chi tiết :

C 2 H 6 (g) + 7/2 O 2 \( \to \)2CO 2 (g) + 3H 2 O(g)

\({\Delta _r}H_{298}^0\)= E C2H6 + 7/2 . E O2 – 2. E CO2 + 3. E H2O

= E C-C + 6. E C-H + 7/2 . E O=O – 2.2. E. C=O - 3.2. E O-H = 347 + 6. 414 + 7/2 . 498 – 2. 2.799 - 6. 464 = - 1406 kJ

Phản ứng thuận lợi về mặt năng lượng

Đáp án A

Câu 12 :

Cho giá trị năng lượng của một số liên kết ở điều kiện chuẩn sau: E b (H – H) = 436 kJ/mol; E b (N-H) = 389 kJ/mol; E b (N\( \equiv \)N) = 946 kJ/mol. Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: \({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\)

  • A.
    80 kJ
  • B.
    -80 kJ
  • C.
    -78kJ
  • D.
    90kJPhương pháp giảiDựa vào giá trị năng lượng của các chất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0 = {E_{N \equiv N}} + 3.{E_{H - H}} - 3.2.{E_{N - H}}\)= 946 + 3.436 – 6.389 = -80 kJ

Đáp án B

Câu 13 :

Cho hai phương trình hóa học sau:

\(\begin{array}{l}{N_2}(g) + {O_2}(g) \to 2NO(g){\rm{      }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = 180kJ{\rm{ (1)}}\\{\rm{2NO(g)  +  }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ (g) }} \to {\rm{2N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{(g) }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 114kJ{\rm{ (2)}}\end{array}\)

Số phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây:

(a) Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt

(b) Phản ứng (2) tạo NO 2 từ NO, là quá trình thuận lợi về mặt năng lượng. Điều này cũng phù hợp với thực tế là khí NO (không màu) nhanh chóng bị oxi hóa thành NO 2 (màu nâu đỏ)

(c) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO 2 là 80 kJ/ mol

(d) Từ giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) và năng lượng liên kết trong phân tử O 2 , N 2 lần lượt là 498 kJ/mol và 946 kJ/mol tính được năng lượng liên kết trong phân tử NO ở cùng điều kiện là 632 kJ/mol

  • A.
    4
  • B.
    5
  • C.
    3
  • D.
    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về enthalpy của phản ứng

Lời giải chi tiết :

(1) có \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0 => phản ứng thu nhiệt (1)

(2) có \({\Delta _r}H_{298}^0\)< 0 => phản ứng tỏa nhiệt (2)

=> (a) đúng

(b) đúng

\({\Delta _f}H_{298}^0(NO) = \frac{1}{2}.({\Delta _r}H_{298}^0(1) + {\Delta _r}H_{298}^0(2)) = \frac{1}{2}.(180 - 114) = 33kJ/mol\)=> (c) sai

\({\Delta _r}H_{298}^0\)= E N2 + E O2 – 2. E NO = 180 => 2 E NO = 946 + 498  - 180 = 1264 kJ => E NO = 632 kJ

=> (d) đúng

Đáp án C

Câu 14 :

Một số quá trình tự nhiên và hoạt động của con người thải hydrogen sulfide vào không khí. Chất này có thể bị oxi hóa bởi oxygen có trong không khí theo hai phản ứng sau:  \(\begin{array}{l}{H_2}{\rm{S}}(g) + \frac{3}{2}{O_2}(g) \to S{O_2}(g) + {H_2}{\rm{O}}(g){\rm{  (1)}}\\{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}(g) + \frac{1}{2}{O_2}(g) \to S(s) + {H_2}{\rm{O}}(g){\rm{        (2)}}\end{array}\)

Cho giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của H 2 S(g), SO 2 (g) và H 2 O(g) lần lượt là: -20,7 kJ/mol; -296,8 kJ/mol và -241,8 kJ/mol. Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) và (2) lần lượt là:

  • A.
    – 517,9 kJ và 221,1 kJ
  • B.
    517,9 kJ và – 221,1 kJ
  • C.
    -221,1 kJ và – 517,9 kJ
  • D.
    -517,9 kJ và – 221,1 kJ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về enthalpy của phản ứng

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0\)(1) = \({\Delta _f}H_{298}^0\)(SO 2 ) + \({\Delta _f}H_{298}^0\)(H 2 O) – 3/2. \({\Delta _f}H_{298}^0\)(O 2 ) - \({\Delta _f}H_{298}^0\)(H 2 S)

= -296,8 + (-241,8) – 0 – (-20,7) = -517,9 kJ

\({\Delta _r}H_{298}^0\)(2) = \({\Delta _f}H_{298}^0\)(H 2 O) – \({\Delta _f}H_{298}^0\)(H 2 S) = -241,8 – (-20,7) = -221,1 kJ

Đáp án D

Câu 15 :

Dựa vào năng lượng liên kết, tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng sau: \({F_2}(g) + {H_2}{\rm{O}}(g) \to 2HF(g) + \frac{1}{2}{O_2}(g)\). Dự đoán các phản ứng trên là thuận lợi hay không thuận lợi

  • A.
    292 kJ và thuận lợi
  • B.
    -292 kJ và thuận lợi
  • C.
    -292 kJ và không thuận lợi
  • D.
    292 kJ và không thuận lợi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)theo năng lượng liên kết

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0\)= E F2 + E H2O – 2. E HF - ½. E O2 = 159 + 2. 464 – 2. 565 - 1/2 . 498 = - 292 kJ và thuận lợi về mặt năng lượng

Đáp án B

II. Tự luận
Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của CH 3 OH(l) và C 2 H 5 OH(l) là a và b mol

Ta có: khối lượng cồn: m CH3OH + m C2H5OH = 32a + 46b = 10 (1)

1 mol CH 3 OH cháy tỏa ra 716 kJ

1 mol C 2 H 5 OH cháy tỏa ra 1370 kJ

=> a.716 + b.1370 = 291,9 (2)

Từ (1) và (2) ta có: a = 0,025; b = 0,5 mol

%CH 3 OH = \(\frac{{0,025.32}}{{10}}.100 = 8\% \)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{M^0} \to {M^{ + n}} + n.e\\\frac{{0,26}}{n}{\rm{             0,26}}\\{S^{ + 6}} + 2e \to {S^{ + 4}}\\{\rm{        0,26  0,13}}\end{array}\)

M M = \(\frac{{2,34}}{{\frac{{0,26}}{n}}} = 9n\)=> Với n = 3, M = 27 (Al)


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 13
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 bộ sách cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 bộ sách cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 7
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 8