Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Cánh diều- Đề số 1
Đề bài
Một giá sách có tất cả 80 quyển sách, trong đó có \(\dfrac{3}{{10}}\) số sách là sách tiếng anh, \(\dfrac{1}{2}\) số sách là sách toán, còn lại là sách văn. Hỏi trên giá có bao nhiêu quyển sách văn?
A. $16$ quyển
B. $24$ quyển
C. $40$ quyển
D. $64$ quyển
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình hộp chữ nhật có chiều dài \(23dm\), chiều rộng \(1,6m\) và chiều cao \(11,5dm\).
Diện tích toàn phần của hình hộp đó là
\(d{m^2}\).
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài là \(a\), chiều rộng là \(b\), chiều cao là \(c\). Công thức tính thể tích \(V\) của hình hộp chữ nhật đó là:
A. \(V = (a + b) \times c\)
B. \(V = a \times b \times c\)
C. \(V = a \times b + c\)
D. \(V = (a + b) \times 2 \times c\)
Đường kính của một bánh xe là \(7dm\). Hỏi bánh xe lăn trên mặt đất được bao nhiêu vòng để đi được quãng đường dài \(439,6m\)?
A. \(20\) vòng
B. \(100\) vòng
C. \(150\) vòng
D. \(200\) vòng
Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hai bao có tất cả $120kg$ gạo. Nếu chuyển $20kg$ gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì bao thứ hai nhiều hơn bao thứ nhất $12kg$ gạo.
Vậy lúc đầu bao thứ nhất có
\(kg\) gạo, bao thứ hai có
\(kg\) gạo.
Một ô tô được phát minh năm \(1886\). Một chiếc máy bay được phát minh sau ô tô đó là \(17\) năm. Hỏi chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ \(XVIII\)
B. Thế kỉ \(XIX\)
C. Thế kỉ \(XX\)
D. Thế kỉ $XXI$
Trung bình một người thợ làm xong một sản phẩm hết \(1\) giờ \(12\) phút. Lần thứ nhất người đó làm được \(6\) sản phẩm. Lần thứ hai người đó làm được \(8\) sản phẩm. Hỏi cả hai lần người đó phải làm trong bao nhiêu thời gian?
A. \(16\) giờ \(48\) phút
B. \(16\) giờ \(36\) phút
C. \(15\) giờ \(12\) phút
D. \(9\) giờ \(36\) phút
Phép tính sau đúng hay sai?
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ \times \begin{array}{*{20}{r}}{38,69}\\{10}\end{array}}\\\hline{38,690}\end{array}\)
A. Sai
B. Đúng
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{{124}}{{400}} = \)
\(\% \)
Tính: \(31,6 \times 7,2\)
A. \(222,42\)
B. \(224,72\)
C. \(225,72\)
D. \(227,52\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Biết \(2,5\) lít dầu cân nặng \(1,9kg\). Vậy \(7,5\) lít dầu cân nặng
\(kg\).
Một người có \(3\) tạ gạo tẻ và gạo nếp. Sau khi người đó bán đi \(65kg\) gạo tẻ và \(30kg\) gạo nếp thì còn lại số gạo nếp bằng \(\dfrac{1}{4}\) số gạo tẻ. Hỏi lúc đầu người đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
A. \(259kg\) gạo tẻ; \(41kg\) gạo nếp
B. \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
C. \(225kg\) gạo tẻ; \(75kg\) gạo nếp
D. \(400kg\) gạo tẻ; \(100kg\) gạo nếp
Tìm \(x\) biết:
\(7\dfrac{3}{5}:x = 5\dfrac{4}{{15}} - 1\dfrac{1}{6}\)
A. \(x = \dfrac{{41}}{{10}}\)
B. \(x = \dfrac{{76}}{{41}}\)
C. \(x = \dfrac{{228}}{{193}}\)
D. \(x = \dfrac{{2888}}{{205}}\)
Héc-tô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài \(1hm\). Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Điền số thích hợp vào chỗ chấm: \(45kg = ...dag\)
A. \(450\)
B. \(4500\)
C. \(45000\)
D. \(\dfrac{{45}}{{100}}\)
Lời giải và đáp án
Một giá sách có tất cả 80 quyển sách, trong đó có \(\dfrac{3}{{10}}\) số sách là sách tiếng anh, \(\dfrac{1}{2}\) số sách là sách toán, còn lại là sách văn. Hỏi trên giá có bao nhiêu quyển sách văn?
A. $16$ quyển
B. $24$ quyển
C. $40$ quyển
D. $64$ quyển
A. $16$ quyển
Bước 1: Tìm số quyển sách tiếng anh, tức là tìm \(\dfrac{3}{10}\) của \(80\) quyển sách.
Bước 2: Tìm số quyển sách toán, tức là tìm \(\dfrac{1}{2}\) của \(80\) quyển sách.
Bước 3: Tìm số quyển sách văn ta lấy tổng số sách trên giá trừ đi tổng số quyển sách tiếng anh và toán.
Trên giá có số quyển sách tiếng anh là:
\(80:10 \times 3 = 24\) (quyển)
Trên giá có số quyển sách toán là:
\(80:2 \times 1 = 40\) (quyển)
Trên giá có số quyển sách tiếng anh là:
\(80 - 24 - 40 = 16\) (quyển)
Đáp số : 16 quyển.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình hộp chữ nhật có chiều dài \(23dm\), chiều rộng \(1,6m\) và chiều cao \(11,5dm\).
Diện tích toàn phần của hình hộp đó là
\(d{m^2}\).
Hình hộp chữ nhật có chiều dài \(23dm\), chiều rộng \(1,6m\) và chiều cao \(11,5dm\).
Diện tích toàn phần của hình hộp đó là
\(d{m^2}\).
- Đổi \(1,6m = 16dm\).
- Tính chu vi đáy theo công thức: Chu vi đáy = (chiều dài + chiều rộng) \( \times \,2\).
- Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Tính diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
\((23 + 16) \times 2 = 78\;(dm)\)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
\(78 \times 11,5 = 897\;(d{m^2})\)
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
\(23 \times 16 = 368\;(d{m^2})\)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
\(897 + 368 \times 2 = 1633\;(d{m^2})\)
Đáp số: \(1633d{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(1633\).
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài là \(a\), chiều rộng là \(b\), chiều cao là \(c\). Công thức tính thể tích \(V\) của hình hộp chữ nhật đó là:
A. \(V = (a + b) \times c\)
B. \(V = a \times b \times c\)
C. \(V = a \times b + c\)
D. \(V = (a + b) \times 2 \times c\)
B. \(V = a \times b \times c\)
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
Vậy công thức tính thể tích \(V\) của hình hộp chữ nhật đó là \(V = a \times b \times c\).
Đường kính của một bánh xe là \(7dm\). Hỏi bánh xe lăn trên mặt đất được bao nhiêu vòng để đi được quãng đường dài \(439,6m\)?
A. \(20\) vòng
B. \(100\) vòng
C. \(150\) vòng
D. \(200\) vòng
D. \(200\) vòng
- Đối \(439,6m = 4396dm\)
- Tính chu vi của bánh xe đó.
- Chu vi bánh xe chính là độ dài quãng đường khi bánh xe lăn \(1\) vòng. Để tính số vòng mà bánh xe đã lăn trên mặt đất ta lấy độ dài quãng đường chia cho chu vi bánh xe.
Đổi \(439,6m = 4396dm\)
Chu vi của bánh xe đó là:
\(7 \times 3,14 = 21,98\;(dm)\)
Để đi được quãng đường dài \(439,6m\), bánh xe lăn trên mặt đất số vòng là:
\(4396:21,98 = 200\) (vòng)
Đáp số: \(200\) vòng.
Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:
Biểu thức vế trái chỉ có phép trừ, ta tính lần lượt từ trái qua phải.
Biểu thức vế phải có chứa dấu ngoặc, ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Ta có:
\(\begin{array}{l}+) \;75,8 - 13,46 - 26,54\,\, = 62,34\, - 26,54 = 35,8\\+) \; 75,8 - (13,46 + 26,54) = 75,8 - 40 = 35,8\end{array}\)
Mà \(35,8 = 35,8\).
Vậy \(75,8 - 13,46 - 26,54\,\, = \,75,8 - (13,46 + 26,54)\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hai bao có tất cả $120kg$ gạo. Nếu chuyển $20kg$ gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì bao thứ hai nhiều hơn bao thứ nhất $12kg$ gạo.
Vậy lúc đầu bao thứ nhất có
\(kg\) gạo, bao thứ hai có
\(kg\) gạo.
Hai bao có tất cả $120kg$ gạo. Nếu chuyển $20kg$ gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì bao thứ hai nhiều hơn bao thứ nhất $12kg$ gạo.
Vậy lúc đầu bao thứ nhất có
\(kg\) gạo, bao thứ hai có
\(kg\) gạo.
- Chuyển $20kg$ gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì tổng số gạo ở hai bao không thay đối.
- Khi đó ta có bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu, coi số gạo lúc sau của bao thứ nhất là số bé, số gạo lúc sau của bao thứ hai là số lớn, ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = (tổng – hiệu) : \(2\)
Số lớn = (tổng + hiệu) : \(2\)
- Tìm số gạo lúc đầu của bao thứ nhất là lấy số gạo lúc sau của bao thứ nhất cộng với \(20kg\).
- Tìm số gạo lúc đầu của bao thứ hai ta lấy tổng số gạo của hai bao trừ đi số gạo lúc đầu của bao thứ nhất.
Chuyển $20kg$ gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì tổng số gạo ở hai bao không thay đối.
Ta có sơ đồ biểu diễn số gạo lúc sau của hai bao:
Lúc sau bao thứ nhất có số ki-lô-gam gạo là:
\((120 - 12):2 = 54\;(kg)\)
Lúc đầu bao thứ nhất có số ki-lô-gam gạo là:
\(54 + 20 = 74\;(kg)\)
Lúc đầu bao thứ hai có số ki-lô-gam gạo là:
\(120 - 74 = 46\;(kg)\)
Đáp số: Bao thứ nhất \(74kg\);
Bao thứ hai \(46kg\).
Vậy số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới là \(74;\,46\).
Một ô tô được phát minh năm \(1886\). Một chiếc máy bay được phát minh sau ô tô đó là \(17\) năm. Hỏi chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ \(XVIII\)
B. Thế kỉ \(XIX\)
C. Thế kỉ \(XX\)
D. Thế kỉ $XXI$
C. Thế kỉ \(XX\)
Từ năm \(1\) đến năm $100$ là thế kỉ một ( thế kỉ $I$ )
Từ năm $101$ đến năm 200 là thế kỉ hai ( thế kỉ $II$)
...
Từ năm $1801$ đến năm $1900$ là thế kỉ mười chín ( thế kỉ $XIX$)
Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ $XX$)
Từ năm $2001$ đến năm $2100$ là thế kỉ hai mươi mốt ( thế kỉ $XXI$)
- Chiếc máy bay được phát minh sau ô tô đó là \(17\) năm nên tính thời gian phát minh máy bay ta lấy năm phát minh ô tô cộng thêm \(17\) năm. Sau đó dựa vào bảng trên để xác định thế kỉ.
Máy bay được phát minh vào năm:
\(1886 + 17 = 1903\)
Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ $XX$) nên năm \(1903\) thuộc thế kỉ hai mươi.
Do đó, chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ hai mươi (thế kỉ $XX$).
Trung bình một người thợ làm xong một sản phẩm hết \(1\) giờ \(12\) phút. Lần thứ nhất người đó làm được \(6\) sản phẩm. Lần thứ hai người đó làm được \(8\) sản phẩm. Hỏi cả hai lần người đó phải làm trong bao nhiêu thời gian?
A. \(16\) giờ \(48\) phút
B. \(16\) giờ \(36\) phút
C. \(15\) giờ \(12\) phút
D. \(9\) giờ \(36\) phút
A. \(16\) giờ \(48\) phút
Cách 1:
- Tính thời gian làm \(6\) sản phẩm = thời gian làm \(1\) sản phẩm \( \times \,6\).
- Tính thời gian làm \(8\) sản phẩm = thời gian làm \(1\) sản phẩm \( \times \,8\).
- Tính thời gian làm cả hai lần = thời gian làm \(6\) sản phẩm + thời gian làm \(8\) sản phẩm.
Cách 2:
- Tìm tổng số sản phẩm làm trong hai lần \(= 6\, + 8 = 14\) sản phẩm.
- Tính thời gian làm cả hai lần = thời gian làm \(1\) sản phẩm \( \times \,14\).
Lưu ý: Nếu số phút ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $60$ thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn phút là giờ.
Cách 1:
Người đó làm \(6\) sản phẩm trong số thời gian là:
\(1\) giờ \(12\) phút \( \times \,6\, = \,6\) giờ \(72\) phút
Đổi \(\,\,6\) giờ \(72\) phút \( = \,7\) giờ \(12\) phút
Người đó làm \(8\) sản phẩm trong số thời gian là:
\(1\) giờ \(12\) phút \( \times \,8\, = \,8\) giờ \(96\) phút
Đổi \(8\) giờ \(96\) phút \( = \,9\) giờ \(36\) phút
Cả hai lần người đó phải làm trong số thời gian là:
\(\,7\) giờ \(12\) phút\( + \,9\) giờ \(36\) phút \( = \,16\) giờ \(48\) phút
Cách 2
Cả hai lần người đó làm được số sản phẩm là
\(6 + 8 = 14\) (sản phẩm)
Cả hai lần người đó phải làm trong số thời gian là:
\(1\) giờ \(12\) phút \( \times \,14\, = \,14\) giờ \(168\) phút
Đổi \(\,14\) giờ \(168\) phút \( = \,16\) giờ \(48\) phút
Đáp số: \(16\) giờ \(48\) phút.
Phép tính sau đúng hay sai?
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ \times \begin{array}{*{20}{r}}{38,69}\\{10}\end{array}}\\\hline{38,690}\end{array}\)
A. Sai
B. Đúng
A. Sai
- Tìm tích \(3869 \times 10\).
- Phần thập phân của số \(38,69\) có hai chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra hai chữ số kể từ phải sang trái.
Ta có 38,69 x 10 = 386,90
Vậy phép tính đã cho là sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{{124}}{{400}} = \)
\(\% \)
\(\dfrac{{124}}{{400}} = \)
\(\% \)
- Rút gọn phân số \(\dfrac{{124}}{{400}}\) thành phân số có mẫu số là \(100\).
- Viết tỉ số vừa tìm được thành tỉ số phần trăm có kí hiệu là \(\% \).
Ta có: \(\dfrac{{124}}{{400}} = \dfrac{{124:4}}{{400:4}} = \dfrac{{31}}{{100}} = 31\% \)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(31\).
Tính: \(31,6 \times 7,2\)
A. \(222,42\)
B. \(224,72\)
C. \(225,72\)
D. \(227,52\)
D. \(227,52\)
Đặt tính rồi tính:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ \times \begin{array}{*{20}{c}}{31,6}\\{\,\,7,2}\end{array}}\\\hline{\,\,\,6\,3\,2}\\{\,\,2\,2\,12\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;}\\\hline{227,52\,\,\,\,}\end{array}\,\)
Vậy: \(31,6 \times 7,2 = 227,52\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Biết \(2,5\) lít dầu cân nặng \(1,9kg\). Vậy \(7,5\) lít dầu cân nặng
\(kg\).
Biết \(2,5\) lít dầu cân nặng \(1,9kg\). Vậy \(7,5\) lít dầu cân nặng
\(kg\).
Xác định dạng toán về quan hệ tỉ lệ.
Cách 1 (phương pháp rút về đơn vị):
Bước 1: Tìm cân nặng của \(1\) lít dầu, lấy cân nặng của \(2,5\) lít dầu chia cho \(2,5\).
Bước 2: Tính cân nặng của \(7,5\) lít dầu, lấy cân nặng của \(1\) lít dầu nhân với \(7,5\).
Cách 2 (phương pháp tìm tỉ số):
Bước 1: Tìm \(7,5\) lít dầu gấp \(2,5\) lít dầu bao nhiêu lần.
Bước 2: Tìm cân nặng của \(7,5\) lít dầu, lấy cân nặng của \(2,5\) lít dầu nhân với số lần \(7,5\) lít dầu gấp \(2,5\) lít dầu.
Cách 1:
\(1\) lít dầu cân nặng số ki-lô-gam là:
\(1,9:2,5 = 0,76\;(kg)\)
\(7,5\) lít dầu cân nặng số ki-lô-gam là:
\(0,76 \times 7,5 = 5,7 \; (kg)\)
Cách 2:
\(7,5\) lít dầu gấp \(2,5\) lít dầu số lần là:
\(7,5:2,5 = 3\) (lần)
\(7,5\) lít dầu cân nặng số ki-lô-gam là:
\(1,9 \times 3 = 5,7 \; (kg)\)
Đáp số: \(5,7kg\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(5,7\).
Một người có \(3\) tạ gạo tẻ và gạo nếp. Sau khi người đó bán đi \(65kg\) gạo tẻ và \(30kg\) gạo nếp thì còn lại số gạo nếp bằng \(\dfrac{1}{4}\) số gạo tẻ. Hỏi lúc đầu người đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
A. \(259kg\) gạo tẻ; \(41kg\) gạo nếp
B. \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
C. \(225kg\) gạo tẻ; \(75kg\) gạo nếp
D. \(400kg\) gạo tẻ; \(100kg\) gạo nếp
B. \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
- Đề bài cho tổng số gạo ban đầu nhưng lại cho tỉ số giữa gạo nếp và gạo tẻ lúc sau. Để tính được lúc đầu người ta có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại, ta sẽ đi tìm xem sau khi bán thì mỗi loại còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo.
- Ban đầu có \(3\) tạ gạo, tức là có \(300kg\) gạo, người đó bán đi \(65kg\) gạo tẻ và \(30kg\) gạo nếp nên số gạo còn lại lúc sau là \(300 - 65 - 30 = 205kg\). Từ đây ta đưa được về bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
Theo bài ra số gạo nếp còn lại bằng \(\dfrac{1}{4}\) số gạo tẻ nên ta vẽ sơ đồ biểu thị số gạo nếp gồm \(1\) phần, số gạo tẻ gồm \(4\) phần như thế. Cọi số gạo nếp là số bé, số gạo tẻ là số lớn, ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = Giá trị một phần × số phần của số bé
hoặc
Số lớn = Giá trị một phần × số phần của số lớn.
Đổi \(3\) tạ \( = 300kg\).
Sau khi bán, người đó còn lại số ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp là:
\(300 - 65 - 30 = 205\,(kg)\)
Ta có sơ đồ biểu diễn số gạo còn lại sau khi bán:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 1 = 5\) (phần)
Giá trị một phần hay số gạo nếp còn lại sau khi bán là:
\(205:5 = 41\,(kg)\)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo nếp là:
\(41 + 30 = 71\,(kg)\)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo nếp là:
\(300 - 71 = 229\,(kg)\)
Đáp số: \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
Tìm \(x\) biết:
\(7\dfrac{3}{5}:x = 5\dfrac{4}{{15}} - 1\dfrac{1}{6}\)
A. \(x = \dfrac{{41}}{{10}}\)
B. \(x = \dfrac{{76}}{{41}}\)
C. \(x = \dfrac{{228}}{{193}}\)
D. \(x = \dfrac{{2888}}{{205}}\)
B. \(x = \dfrac{{76}}{{41}}\)
-Tính giá trị ở vế phải
- Xác định \(x\) đóng vai trò số chia nên \(x\) bằng số bị chia chia cho thương
\(\begin{array}{l}7\dfrac{3}{5}:x = 5\dfrac{4}{{15}} - 1\dfrac{1}{6}\\\dfrac{{38}}{5}:x = \dfrac{{79}}{{15}} - \dfrac{7}{6}\\\dfrac{{38}}{5}:x = \dfrac{{158}}{{30}} - \dfrac{{35}}{{30}}\\\dfrac{{38}}{5}:x = \dfrac{{41}}{{10}}\\x = \dfrac{{38}}{5}:\dfrac{{41}}{{10}}\\x = \dfrac{{38}}{5} \times \dfrac{{10}}{{41}}\\x = \dfrac{{76}}{{41}}\end{array}\)
Héc-tô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài \(1hm\). Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
Héc-tô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài \(1hm.\)
Vậy phát biểu trên là đúng.
Điền số thích hợp vào chỗ chấm: \(45kg = ...dag\)
A. \(450\)
B. \(4500\)
C. \(45000\)
D. \(\dfrac{{45}}{{100}}\)
B. \(4500\)
Áp dụng nhận xét, trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau $10$ lần.
Ta có: \(1kg = 10hg = 100dag\) nên \(45kg = 4500dag\)
(vì \(45 \times 100 = 4500\,\))
Vậy \(45kg = 4500dag\).