Giải bài 8 trang 58 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Nước từ một vòi nước (đặt trên mặt nước) được phun lên cao sẽ đạt đến một độ cao nào đó rồi rơi xuống (Hình 4). Giả sử nước được phun ra bắt đầu từ vị trí A trên mặt nước và rơi trở lại mặt nước ở vị trí B, đường đi của nước có dạng một phần của parabol (y = - frac{1}{4}{x^2}) trong hệ trục toạ độ Oxy, với gốc toạ độ O là vị trí cao nhất mà nước được phun ra đạt được so với mặt nước, trục Ox song song với AB, x và y được tính theo đơn vị mét. Tính chiều cao h từ điểm O đến mặt nước, biết kh
Đề bài
Nước từ một vòi nước (đặt trên mặt nước) được phun lên cao sẽ đạt đến một độ cao nào đó rồi rơi xuống (Hình 4). Giả sử nước được phun ra bắt đầu từ vị trí A trên mặt nước và rơi trở lại mặt nước ở vị trí B, đường đi của nước có dạng một phần của parabol y=−14x2 trong hệ trục toạ độ Oxy, với gốc toạ độ O là vị trí cao nhất mà nước được phun ra đạt được so với mặt nước, trục Ox song song với AB, x và y được tính theo đơn vị mét. Tính chiều cao h từ điểm O đến mặt nước, biết khoảng cách giữa điểm A và điểm B là 6 m.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Gọi I là trung điểm của AB.
Bước 1: Tính IA.
Bước 2: Thay tọa độ A hoặc B vào hàm số y=−14x2 để tìm h.
Lời giải chi tiết
Gọi I là trung điểm của AB, ta có OI là khoảng cách từ O đến AB hay từ O đến mặt nước. Vậy h=OI.
Vì I là trung điểm của AB nên AI=BI=AB2=62=3cm.
Trong hệ trục tọa độ Oxy có; hoành độ của B là 3, tung độ là −h, và B thuộc đồ thị hàm số y=−14x2 nên −h=−14.32, do đó h=94=2,25m.
Vậy chiều cao h từ điểm O đến mặt nước là 2,25m.