Giải bài tập 9 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài 1. Xác suất có điều kiện - SBT Toán 12 Chân trời sá


Giải bài tập 9 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo

Trong một đợt khám sức khoẻ, người ta thấy có 15% người dân ở một khu vực mắc bệnh béo phì. Tỉ lệ người béo phì và thường xuyên tập thể dục là 2%. Biết rằng tỉ lệ người thường xuyên tập thể dục ở khu vực đó là 40%. Theo kết quả điều tra trên, việc tập thể dục sẽ làm giảm khả năng bị béo phì đi bao nhiêu lần?

Đề bài

Trong một đợt khám sức khoẻ, người ta thấy có 15% người dân ở một khu vực mắc bệnh béo phì. Tỉ lệ người béo phì và thường xuyên tập thể dục là 2%. Biết rằng tỉ lệ người thường xuyên tập thể dục ở khu vực đó là 40%. Theo kết quả điều tra trên, việc tập thể dục sẽ làm giảm khả năng bị béo phì đi bao nhiêu lần?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng công thức tính xác suất của \(A\) với điều kiện \(B\): \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}}\).

Lời giải chi tiết

Gọi \(A\) là biến cố “Một người thường xuyên tập thể dục”, \(B\) là biến cố “Một người bị béo phì”.

Có 15% người dân ở một khu vực mắc bệnh béo phì nên ta có \(P\left( B \right) = 0,15\).

Tỉ lệ người béo phì và thường xuyên tập thể dục là 2% nên ta có \(P\left( {AB} \right) = 0,02\).

Tỉ lệ người thường xuyên tập thể dục ở khu vực đó là 40% nên ta có \(P\left( A \right) = 0,4\).

Do đó, \(P\left( {\overline A } \right) = 1 - P\left( A \right) = 1 - 0,4 = 0,6\).

Vì \(AB\) và \(\overline A B\) là hai biến cố xung khắc và \(AB \cup \overline A B = B\) nên theo tính chất của xác suất, ta có \(P\left( {\overline A B} \right) = P\left( B \right) - P\left( {AB} \right) = 0,15 - 0,02 = 0,13\).

Xác suất để một người mắc bệnh béo phì, biết rằng người đó không thường xuyên tập thể dục là: \(P\left( {B|\overline A } \right) = \frac{{P\left( {\overline A B} \right)}}{{P\left( {\overline A } \right)}} = \frac{{0,13}}{{0,6}} = \frac{{13}}{{60}}\).

Xác suất để một người mắc bệnh béo phì, biết rằng người đó thường xuyên tập thể dục là: \(P\left( {B|A} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( A \right)}} = \frac{{0,02}}{{0,4}} = \frac{1}{{20}} = 0,05\).

Vì \(\frac{{P\left( {B|\overline A } \right)}}{{P\left( {B|A} \right)}} = \frac{{13}}{{60}}:\frac{1}{{20}} = \frac{{13}}{3} \approx 4,33\) nên việc tập thể dục sẽ làm giảm khả năng bị béo phì khoảng 4,33 lần.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 4 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 5 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 6 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 7 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 8 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 9 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài tập 10 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải sbt Toán 12 Chương 1. Ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm số - Chân trời sáng tạo
Giải sbt Toán 12 Chương 2. Vecto và hệ tọa độ trong không gian - Chân trời sáng tạo
Giải sbt Toán 12 Chương 3. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu ghép nhóm - Chân trời sáng tạo
Giải sbt Toán 12 Chương 4. Nguyên hàm. Tích phân - Chân trời sáng tạo