Giải mục 1 trang 110, 111 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều
Cho hai mặt phẳng song song (P) và (P’). Trong mặt phẳng (P), cho đa giác A1A2...An .Qua các đỉnh A1,A2,...,An vẽ các đường thẳng song song với nhau và cắt mặt phẳng (P) lần lượt tạiA_1^',A_2^',...,A_n^' (Hình 70 minh họa cho trường hợp n = 5).
Hoạt động 1
Cho hai mặt phẳng song song (P) và (P’) . Trong mặt phẳng (P) , cho đa giác A1A2...An .Qua các đỉnh A1,A2,...,An vẽ các đường thẳng song song với nhau và cắt mặt phẳng (P) lần lượt tạiA1′,A2′,...,An′ (Hình 70 minh họa cho trường hợp n = 5) .
a) Các tứ giácA1A2A2′A1′,A2A3A3′A2′,...,AnA1A1′An′ là những hình gì?
b) Các cạnh tương ứng của hai đa giácA1A2...AnvàA1′A2.′..An′có đặc điểm gì?
Phương pháp giải:
Hình gồm đa giác A1A2...An,A1′A2′...An′ và các hình bình hànhA1A2A2′A1′,A2A3A3′A2′,...,AnA1A1′An′ được gọi là hình lăng trụ
Lời giải chi tiết:
a) Các tứ giácA1A2A2′A1′,A2A3A3′A2′,...,AnA1A1′An′ là những hình bình hành
b) Các cạnh tương ứng của hai đa giác A1A2...AnvàA1′A2′...An′ song song và bằng nhau
Hoạt động 2
Từ định nghĩa hình lăng trụ, nhận xét đặc điểm các mặt bên, cạnh bên và hai mặt đáy của hình lăng trụ
Phương pháp giải:
Quan sát hình lăng trụ để đưa ra nhận xét về đặc điểm các mặt bên, cạnh bên và hai mặt đáy của hình lăng trụ
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm các mặt bên, cạnh bên và hai mặt đáy của hình lăng trụ:
- Các cạnh bên của hình lăng trụ song song và bằng nhau
- Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình bình hành
- Hai mặt đáy của hình lăng trụ là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau
Luyện tập 1
Cho một số ví dụ về những đồ dùng, vật thể trong thực tế có dạng hình lăng trụ
Phương pháp giải:
Hình gồm đa giác A1A2...An,A1′A2′...An′ và các hình bình hànhA1A2A2′A1′,A2A3A3′A2′,...,AnA1A1′An′ được gọi là hình lăng trụ
Lời giải chi tiết:
Một số ví dụ về những đồ dùng, vật thể trong thực tế có dạng hình lăng trụ: tòa nhà, hộp đựng phấn, viên gạch,…