Giải mục 1 trang 114, 115, 116, 117 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều
Cho mặt phẳng (P) và đường thẳng l cắt mặt phẳng (P).
Hoạt động 1
Cho mặt phẳng (P) và đường thẳng l cắt mặt phẳng (P) .
Qua mỗi điểm M trong không gian, có bao nhiêu đường thẳng song song hoặc trùng với đường thẳng l ? Đường thẳng đó và mặt phẳng (P) có bao nhiêu điểm chung? (Hình 76)
Phương pháp giải:
Cho mặt phẳng (P) và đường thẳng l cắt mặt phẳng (P) . Phép đặt tương ứng mỗi điểm M trong không gian với điểm M’ của mặt phẳng (P) sao cho MM’ song song hoặc trùng với l gọi là phép chiếu song song lên mặt phẳng (P) theo phương l
Lời giải chi tiết:
Qua mỗi điểm M trong không gian, có một và chỉ một đường thẳng song song hoặc trùng với đường thẳng l
Đường thẳng đó và mặt phẳng (P) có duy nhất một điểm chung
Luyện tập 1
Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có A’C’ cắt B’D’ tại O’ Xác định ảnh của O’ qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (ABCD) theo phương A’A.
Phương pháp giải:
Gọi O là trung điểm của AC
Hình bình hành ACC’A’ có OO’ // AA’
Từ đó xác định ảnh của O'.
Lời giải chi tiết:
Do ABCD.A’B’C’D’ là hình hộp nên AA’ // CC’ nên ACC’A’ là hình thang.
Do O’ là giao điểm của A’C’ và B’D’ nên O’ là trung điểm của A’C’.
Gọi O là giao điểm của AC và BD, khi đó O là trung điểm của AC.
Do đó OO’ là đường trung bình của hình thang ACC’A’
Suy ra OO’ // AA’.
Vậy điểm O là ảnh của O’ qua phép chiếu song song lên mp(ABCD) theo phương AA’.
Hoạt động 2
Hình 78 mô tả bóng nắng của một lan can cầu đường bộ trên mặt đường, tức là hình chiếu của lan can qua phép chiếu song song lên mặt đường. Thanh lan can gợi nên hình ảnh đường thẳng nối các điểm A, B, C , ở đó B nằm giữa A và C . Gọi các điểm A’, B’, C’ lần lượt là bóng nắng của các điểm A, B, C trên mặt đường.
Quan sát Hình 78 và cho biết:
a) Các điểm A’, B’, C’ có thẳng hàng hay không. Nếu có, điểm B’ có nằm giữa hai điểm A’ và C’ hay không’
b) Bóng nắng của thanh lan can là hình gì.
Phương pháp giải:
Phép chiếu song song biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự ba điểm đó.
Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
Lời giải chi tiết:
a) Các điểm A’, B’, C’ thẳng hàng. Điểm B’ nằm giữa hai điểm A’ và C’
b) Bóng nắng của thanh lan can là đường thẳng
Hoạt động 3
Hình 79 mô tả bóng nắng của chiếc thanh gỗ trên bức tường, tức là hình chiếu của chiếc thanh đó qua phép chiếu song song lên bức tường. Các thanh gỗ ngang gợi nên hình ảnh các đường thẳng song song với nhau.
Quan sát Hình 79 và cho biết bóng của các đường thẳng song song đó có là các đường thẳng song song hay không.
Phương pháp giải:
Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau
Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc cùng nằm trên một đường thẳng
Lời giải chi tiết:
Bóng của các đường thẳng song song là các đường thằng song song
Luyện tập 2
Cho mặt phẳng (P) , hình bình hành ABCD và đường thẳng l cắt mặt phẳng (P) . Xác định hình chiếu song song của hình bình hành ABCD trên mặt phẳng (P) theo phương l biết rằng mặt phẳng (ABCD) không song song với l .
Phương pháp giải:
Nhìn hình vẽ ta thấy: A’B’C’D’ là hình chiếu song song của hình bình hành ABCD trên mặt phẳng (P) theo phương l
Lời giải chi tiết:
Gọi A’, B’, B’, D’ lần lượt là hình chiếu song song của bốn điểm A, B, C, D trên mặt phẳng (P) theo phương ℓ .
Hình chiếu của hình bình hành ABCD trên mặt phẳng (P) là tứ giác A’B’C’D’.
Do ABCD là hình bình hành nên AB = CD và AD = BC.
Qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (P) theo phương ℓ thì A’B’ = AB, B’C’ = BC, C’D’ = CD, A’D’ = AD.
Do đó A’B’ = C’D’ và A’D’ = B’C’ nên A’B’C’D’ là hình bình hành.
Vậy hình chiếu song song của hình bình hành ABCD trên mặt phẳng (P) là hình bình hành A’B’C’D’.