Giải mục 4 trang 102, 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cánh Diều
Trong Hình 67, thanh gỗ dọc phía trên các cột và mặt đường hành lang gợi nên hình ảnh đường thẳng Δ và mặt phẳng (P)
Hoạt động 3
Trong Hình 67 , thanh gỗ dọc phía trên các cột và mặt đường hành lang gợi nên hình ảnh đường thẳng Δ và mặt phẳng (P) song song với nhau, chiều cao của chiếc cột có đỉnh cột A là khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (P).
a) Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (P) có phụ thuộc vào vị trí của điểm A trên đường thẳng Δ hay không? Vì sao?
b) Khoảng cách đó gợi nên khái niệm nào trong hình học liên quan đến đường thẳng Δ và mặt phẳng (P)?
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của đường thẳng và mặt phẳng song song.
Lời giải chi tiết:
a) Trên đường thẳng Δ lấy điểm B khác A.
Kẻ AH⊥(P),BK⊥(P)(H,K∈(P))
⇒ABKH là hình chữ nhật ⇒AH=BK
⇒d(A,(P))=d(B,(P))
Vậy khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (P) không phụ thuộc vào vị trí của điểm A trên đường thẳng Δ.
b) Khoảng cách đó gợi nên khái niệm khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song.
Luyện tập 3
Cho hình chóp S.ABC có SA=a, góc giữa SA và mp(ABC) là 60∘. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của cạnh SA và SB. Chứng minh MN∥(ABC) và tính d(MN,(ABC)).
Phương pháp giải:
‒ Cách chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng: Chứng minh đường thẳng đó song song với một đường thẳng nằm trên mặt phẳng.
‒ Cách tính khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song: Tính khoảng cách từ một điểm trên đường thẳng đến mặt phẳng.
Lời giải chi tiết:
Ta có: M là trung điểm của SA
N là trung điểm của SB
⇒MN là đường trung bình của ΔSAB
⇒MN∥ABAB⊂(ABC)}⇒MN∥(ABC)
⇒d(MN,(ABC))=d(M,(ABC))
Gọi H là hình chiếu vuông góc của S lên (ABC)⇒SH⊥(ABC)
Qua M kẻ đường thẳng song song với SH, cắt (ABC) tại K
⇒K∈AH,MK⊥(ABC)⇒d(M,(ABC))=MK
SH⊥(ABC)⇒(SA,(ABC))=(SA,HA)=^SAH=60∘⇒SH=SA.sin^SAH=a√32
M là trung điểm của SA, MK∥SH
⇒MK là đường trung bình của ΔSAH
⇒MK=12AH=a√34
Vậy d(MN,(ABC))=a√34