Giải mục 5 trang 103, 104 SGK Toán 11 tập 2 - Cánh Diều
a) Trong Hình 70, sàn nhà và trần nhà của căn phòng gợi nên hình ảnh hai mặt phẳng song song (P),(Q).
Hoạt động 4
a) Trong Hình 70 , sàn nhà và trần nhà của căn phòng gợi nên hình ảnh hai mặt phẳng song song (P),(Q). Chiều cao của căn phòng là 3 m.
Chiều cao đó gợi nên khái niệm gì trong hình học liên quan đến hai mặt phẳng song song (P),(Q)?
b) Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Xét điểm I tuỳ ý trong mặt phẳng (P), lấy K là hình chiếu của I trên (Q) ( Hình 71 ). Khoảng cách IK từ điểm I đến mặt phẳng (Q) có phụ thuộc vào vị trí của điểm I trong mặt phẳng (P) hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của hai mặt phẳng song song.
Lời giải chi tiết:
a) Khoảng cách đó gợi nên khái niệm khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.
b)
Trên mặt phẳng (P) lấy điểm J khác I.
Kẻ JH⊥(Q)(H∈(Q))
⇒HKIJ là hình chữ nhật ⇒IK=JH
⇒d(I,(Q))=d(J,(Q))
Vậy khoảng cách IK từ điểm I đến mặt phẳng (Q) không phụ thuộc vào vị trí của điểm I trong mặt phẳng (P).
Luyện tập 4
Cho hình lăng trụ ABC.A′B′C′ có cạnh bên bằng a, góc giữa đường thẳng AA′ và mặt phẳng (ABC) bằng 60∘. Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng (ABC) và (A′B′C′).
Phương pháp giải:
Cách tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song: Tính khoảng cách từ một điểm trên mặt phẳng này đến mặt phẳng còn lại.
Lời giải chi tiết:
Gọi H là hình chiếu vuông góc của A′ lên (ABC)
⇒A′H⊥(ABC)⇒(AA′,(ABC))=(AA′,AH)=^A′AH
ΔAA′H vuông tại H⇒A′H=AA′.sin^A′AH=a√32
Vì (ABC)∥(A′B′C′) nên d((ABC),(A′B′C′))=d(A′,(ABC))=A′H=a√32