Lý thuyết Tọa độ của vecto Toán 12 Cánh Diều — Không quảng cáo

Toán 12 Cánh diều


Lý thuyết Tọa độ của vecto Toán 12 Cánh Diều

1. Tọa độ của một điểm a) Hệ trục tọa độ trong không gian

1. Tọa độ của một điểm

a) Hệ trục tọa độ trong không gian

Hệ gồm ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc được gọi là hệ trục tọa độ vuông góc Oxyz trong không gian, hay đơn giản gọi là hệ tọa độ Oxyz.

b) Tọa độ của một điểm

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm M.

- Xác định hình chiếu \({M_1}\) của điểm M trên mặt phẳng (Oxy). Trong mặt phẳng tọa độ (Oxy), tìm hoành độ a, tung độ b của điểm \({M_1}\)

- Xác định hình chiếu P của điểm M trên trục cao Oz, điểm P ứng với số c trên trục Oz. Số c là cao độ của điểm M.

Bộ số (a;b;c) là tọa độ của điểm M trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, kí hiệu là M(a;b;c)

2. Tọa độ của một vecto

Tọa độ của điểm M được gọi là tọa độ của vecto \(\overrightarrow {OM} \)

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, tọa độ của một vecto \(\overrightarrow u \) là tọa độ của điểm A, trong đó A là điểm sao cho \(\overrightarrow {OA}  = \overrightarrow u \)

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, nếu \(\overrightarrow u \) = (a;b;c) thì \[\overrightarrow u  = a\overrightarrow i  + b\overrightarrow j  + c\overrightarrow k \] .

Ngược lại, nếu \[\overrightarrow u  = a\overrightarrow i  + b\overrightarrow j  + c\overrightarrow k \] thì \(\overrightarrow u \) = (a;b;c)

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm \(M({x_M};{y_M};{z_M})\) và \(N({x_N};{y_N};{z_N})\). Khi đó: \(\overrightarrow {MN}  = ({x_N} - {x_M};{y_N} - {y_M};{z_N} - {z_M})\)

Ví dụ: Trong không gian Oxyz, cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C có A(1;0;2), B(3;2;5), C(7;-3;9)

a)     Tìm tọa độ của \(\overrightarrow {AA'} \)

b)    Tìm tọa độ của các điểm B’, C’

Lời giải

a)     Ta có: \(\overrightarrow {AA'}  = ({x_{A'}} - {x_A};{y_{A'}} - {y_A};{z_{A'}} - {z_A}) = (4;0; - 1)\)

b)    Gọi tọa độ của điểm B’ là (x,y,z) thì \(\overrightarrow {BB'} \) = (x-3;y-2;z-5). Vì ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ nên ABB’A’ là hình bình hành, suy ra \(\overrightarrow {AA'} \) = \(\overrightarrow {BB'} \)

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}x - 3 = 4\\y - 2 = 0\\z - 5 =  - 1\end{array} \right.\) hay x = 7, y = 2, z = 4. Vậy B’(7;2;4)

Lập luận tương tự suy ra C’(11;-3;8)


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Nguyên hàm của một hàm số sơ cấp Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Phương sai, độ lệch chuẩn của mẫu số liệu ghép nhóm Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Phương trình mặt phẳng Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Phương trình đường thẳng Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Tính đơn điệu của hàm số Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Tọa độ của vecto Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Ứng dụng hình học của tích phân Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Vecto và các phép toán vecto trong không gian Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Đường tiệm cận của đồ thị hàm số Toán 12 Cánh Diều
Toán 12 Cánh diều
Trả lời câu hỏi trang 52 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều