Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Lý thuyết Phương trình đường thẳng Toán 12 Cánh Diều — Không quảng cáo

Toán 12 Cánh diều


Lý thuyết Phương trình đường thẳng Toán 12 Cánh Diều

1. Phương trình đường thẳng a) Vecto chỉ phương của đường thẳng

1. Phương trình đường thẳng

a) Vecto chỉ phương của đường thẳng

Vecto u0 được gọi là vecto chỉ phương của đường thẳng Δ nếu giá của u song song hoặc trùng với Δ.

b) Phương trình tham số của đường thẳng

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng Δ đi qua điểm A(x0;y0;z0) và có vecto chỉ phương u=(a;b;c). Hệ phương trình:

{x=x0+aty=y0+btz=z0+ct

được gọi là phương trình tham số của đường thẳng Δ (t là tham số, tR).

c) Phương trình chính tắc của đường thẳng

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng Δ đi qua điểm A(x0;y0;z0) và có vecto chỉ phương u=(a;b;c) với a, b, c là các số khác 0.

Hệ phương trình

xx0a=yy0b=zz0c

được gọi là phương trình chính tắc của đường thẳng Δ.

d) Lập phương trình đường thẳng đi qua hai điểm

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm phân biệt A1(x1;y1;z1)A2(x2;y2;z2). Đường thẳng A1A2 có vecto chỉ phương A1A2=(x2x1;y2y1;z2z1).

- Đường thẳng A1A2 có phương trình tham số là {x=x1+(x2x1)ty=y1+(y2y1)tz=z1+(z2z1)t (tR).

- Trong trường hợp x1x2,y1y2,z1z2 thì đường thẳng A1A2 có phương trình chính tắc là: xx1x2x1=yy1y2y1=zz1z2z1.

2. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng

Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng Δ1,Δ2 lần lượt đi qua các điểm A1(x1;y1;z1), A2(x2;y2;z2) và tương ứng có vecto chỉ phương u1(x1;y1;z1), u2(x2;y2;z2). Khi đó:

+ Δ1//Δ2u1 cùng phương với u2A1Δ2.

+ Δ1Δ2u1 cùng phương với u2A1Δ2.

+ Δ1,Δ2 cắt nhau {[u1,u2]0A1A2[u1,u2]{[u1,u2]0A1A2[u1,u2]=0.

+ Δ1,Δ2 chéo nhau A1A2[u1,u2]0.

3. Góc

a) Góc giữa hai đường thẳng

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng Δ1,Δ2 có vecto chỉ phương lần lượt là u1(a1;b1;c1), u2(a2;b2;c2). Khi đó, ta có:

cos(Δ1,Δ2)=|a1a2+b1b2+c1c2|a21+b21+c21.a22+b22+c22

b) Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng Δ có vecto chỉ phương lần lượt là u(a1;b1;c1) và mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n(a2;b2;c2). Gọi (Δ,(P)) là góc giữa đường thẳng Δ và mặt phẳng (P). Khi đó, ta có:

sin(Δ,(P))=|cos(u,n)|=|u.n||u|.|n|=|a1a2+b1b2+c1c2|a21+b21+c21.a22+b22+c22

c) Góc giữa hai mặt phẳng

Góc giữa hai mặt phẳng (P1),(P2) là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó, kí hiệu là ((P1),(P2)).

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng (P1),(P2) có vecto pháp tuyến lần lượt là n1(A1;B1;C1), n2(A2;B2;C2). Khi đó, ta có:

cos((P1),(P2))=|A1A2+B1B2+C1C2|A21+B21+C21.A22+B22+C22


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Lý thuyết Tích phân Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Nguyên hàm Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Nguyên hàm của một hàm số sơ cấp Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Phương sai, độ lệch chuẩn của mẫu số liệu ghép nhóm Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Phương trình mặt phẳng Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Phương trình đường thẳng Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Tính đơn điệu của hàm số Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Tọa độ của vecto Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Ứng dụng hình học của tích phân Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Vecto và các phép toán vecto trong không gian Toán 12 Cánh Diều
Lý thuyết Đường tiệm cận của đồ thị hàm số Toán 12 Cánh Diều