Trắc nghiệm toán 6 bài 4 chương 1 cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 1. Số tự nhiên


Trắc nghiệm Bài 4: Phép nhân, phép chia các số tự nhiên Toán 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

6+6+6+6 bằng

  • A.
    6
  • B.
    6.2
  • C.
    6.4
  • D.
    64
Câu 2 :

\(789 \times 123\) bằng:

  • A.

    97047

  • B.

    79047

  • C.

    47097

  • D.

    77047

Câu 3 :

Tích \(4 \times a \times b \times c\) bằng

  • A.

    \(4\)

  • B.

    \(4ab\)

  • C.

    \(4 + abc\)

  • D.

    \(4abc\)

Câu 4 :

Cho \(a,b,c\) là các số tự nhiên tùy ý. Khẳng định nào sau đây sai ?

  • A.

    \(abc = \left( {ab} \right)c\)

  • B.

    \(abc = a\left( {bc} \right)\)

  • C.

    \(abc = b\left( {ac} \right)\)

  • D.

    \(abc = a + b + c\)

Câu 5 :

Cho phép tính \(x:3 = 6\), khi đó thương của phép chia là

  • A.

    \(x\)

  • B.

    \(6\)

  • C.

    \(3\)

  • D.

    \(18\)

Câu 6 :

Trong phép chia có dư \(a\) chia cho \(b,\) trong đó \(b \ne 0,\) ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên \(q\) \(r\) duy nhất sao cho:

\(a = b.q + r\)

Khẳng định nào sau đây đúng ?

  • A.

    \(r \ge b\)

  • B.

    \(0 < b < r\)

  • C.

    \(0 < r < b\)

  • D.

    \(0 \le r < b\)

Câu 7 :

Biểu diễn phép chia \(445:13\) dưới dạng \(a = b.q + r\) trong đó \(0 \le r < b\)

  • A.

    \(445 = 13.34 + 3\)

  • B.

    \(445 = 13.3 + 34\)

  • C.

    \(445 = 34.3 + 13\)

  • D.

    \(445 = 13.34\)

Câu 8 :

Trong các phép chia sau, có bao nhiêu phép chia có dư?

144:3

144:13

144:33

144:30

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 9 :

Tổng \(1 + 2 + 3 + 4 + ... + 2018\) bằng

  • A.

    \(4074342\)

  • B.

    \(2037171\)

  • C.

    \(2036162\)

  • D.

    \(2035152\)

Câu 10 :

Kết quả của phép tính \(\left( {158.129 - 158.39} \right):180\) có chữ số tận cùng là

  • A.

    \(8\)

  • B.

    \(79\)

  • C.

    \(9\)

  • D.

    \(5\)

Câu 11 :

Chọn kết luận đúng về số tự nhiên \(x\) thỏa mãn \(5x - 46:23 = 18.\)

  • A.

    \(x\) là số chẵn

  • B.

    \(x\) là số lẻ

  • C.

    \(x\) là số có hai chữ số

  • D.

    \(x = 0\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

6+6+6+6 bằng

  • A.
    6
  • B.
    6.2
  • C.
    6.4
  • D.
    64

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đếm số các số 6 trong tổng.

Sử dụng kết quả: \(a.b = a + a + ... + a\) (Có b số hạng)

Kí hiệu của phép nhân là \(a \times b\) hoặc \(a.b\)

Lời giải chi tiết :

Tổng trên có 4 số 6 nên 6+6+6+6=6.4

Câu 2 :

\(789 \times 123\) bằng:

  • A.

    97047

  • B.

    79047

  • C.

    47097

  • D.

    77047

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt tính rồi tính.

Lời giải chi tiết :

Vậy \(789 \times 123 = 97047\)

Câu 3 :

Tích \(4 \times a \times b \times c\) bằng

  • A.

    \(4\)

  • B.

    \(4ab\)

  • C.

    \(4 + abc\)

  • D.

    \(4abc\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số.

Lời giải chi tiết :

\(4 \times a \times b \times c\) là tích của 4 thừa số:

Thừa số thứ nhất là một số: 4

Thừa số thứ 2, thứ 3, thứ 4 lần lượt là các chữ a,b,c.

Vậy tích này chỉ có 1 thừa số bằng số nên ta có thể bỏ dấu “ \( \times \) ” giữa các thừa số đi, tức là

\(4 \times a \times b \times c = 4abc\)

Câu 4 :

Cho \(a,b,c\) là các số tự nhiên tùy ý. Khẳng định nào sau đây sai ?

  • A.

    \(abc = \left( {ab} \right)c\)

  • B.

    \(abc = a\left( {bc} \right)\)

  • C.

    \(abc = b\left( {ac} \right)\)

  • D.

    \(abc = a + b + c\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tích \(\left( {ab} \right)c\) hay \(a\left( {bc} \right)\) gọi là tích cả ba số a, b, c và viết gọn là \(abc\) .

Tính chất giao hoán: \(a.b = b.a\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\left( {ab} \right)c = \left( {a.b} \right).c = a.b.c = abc\\a\left( {bc} \right) = a.\left( {b.c} \right) = a.b.c = abc\\b\left( {ac} \right) = b.\left( {a.c} \right) = b.a.c = a.b.c = abc\end{array}\)

Câu 5 :

Cho phép tính \(x:3 = 6\), khi đó thương của phép chia là

  • A.

    \(x\)

  • B.

    \(6\)

  • C.

    \(3\)

  • D.

    \(18\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta sử dụng (số bị chia) : (số chia) = (thương) để xác định thương của phép chia

Lời giải chi tiết :

Phép chia \(x:3 = 6\) có \(x\) là số bị chia; \(3\) là số chia và \(6\) là thương.

Nên thương của phép chia là \(6.\)

Câu 6 :

Trong phép chia có dư \(a\) chia cho \(b,\) trong đó \(b \ne 0,\) ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên \(q\) \(r\) duy nhất sao cho:

\(a = b.q + r\)

Khẳng định nào sau đây đúng ?

  • A.

    \(r \ge b\)

  • B.

    \(0 < b < r\)

  • C.

    \(0 < r < b\)

  • D.

    \(0 \le r < b\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Định nghĩa về phép chia hết và phép chia có dư.

Lời giải chi tiết :

Khi chia a cho b, trong đó \(b \ne 0,\) ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên \(q\) \(r\) duy nhất sao cho:

\(a = b.q + r\) trong đó \(0 \le r < b\)

Phép chia a cho b là phép chia có dư nên \(r \ne 0\)

Vậy \(0 < r < b\) .

Câu 7 :

Biểu diễn phép chia \(445:13\) dưới dạng \(a = b.q + r\) trong đó \(0 \le r < b\)

  • A.

    \(445 = 13.34 + 3\)

  • B.

    \(445 = 13.3 + 34\)

  • C.

    \(445 = 34.3 + 13\)

  • D.

    \(445 = 13.34\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt tính rồi tính.

Xác định a,b,q,r trong phép chia vừa nhận được.

Lời giải chi tiết :

Số bị chia là \(b = 445\), số chia là \(b = 13\) thương \(q = 34\), số dư là \(r = 3\). Ta biểu diễn phép chia như sau: \(445 = 13.34 + 3\)

Câu 8 :

Trong các phép chia sau, có bao nhiêu phép chia có dư?

144:3

144:13

144:33

144:30

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt tính rồi tính.

Đếm số các phép chia có dư.

Lời giải chi tiết :

Vậy có 3 phép chia có dư

Câu 9 :

Tổng \(1 + 2 + 3 + 4 + ... + 2018\) bằng

  • A.

    \(4074342\)

  • B.

    \(2037171\)

  • C.

    \(2036162\)

  • D.

    \(2035152\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Tính số các số tự nhiên liên tiếp từ \(1\) đến \(2018\) bằng công thức  (số cuối-số đầu)+1

+ Tổng các số tự nhiên liên tiếp từ \(1\) đến \(2018\) được tính bằng công thức

(số cuối+số đầu). số các số hạng :2

Lời giải chi tiết :

Số các số tự nhiên liên tiếp từ \(1\) đến \(2018\) là \(2018 - 1 + 1 = 2018\) số

Như vậy từ \(1\) đến \(2018\) có số các số hạng là $2018.$

Tổng \(1 + 2 + 3 + 4 + ... + 2018\)\( = \left( {2018 + 1} \right).2018:2 = 2037171.\)

Câu 10 :

Kết quả của phép tính \(\left( {158.129 - 158.39} \right):180\) có chữ số tận cùng là

  • A.

    \(8\)

  • B.

    \(79\)

  • C.

    \(9\)

  • D.

    \(5\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tính trong ngoặc bằng cách sử dụng \(ab - ac = a.\left( {b - c} \right).\)

- Thực hiện phép chia để tìm kết quả.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {158.129 - 158.39} \right):180\)\( = 158.\left( {129 - 39} \right):180 = 158.90:180\)\( = 79.2.90:180 = 79.180:180 = 79.\)

Vậy kết quả của phép tính có chữ số tận cùng là \(9.\)

Câu 11 :

Chọn kết luận đúng về số tự nhiên \(x\) thỏa mãn \(5x - 46:23 = 18.\)

  • A.

    \(x\) là số chẵn

  • B.

    \(x\) là số lẻ

  • C.

    \(x\) là số có hai chữ số

  • D.

    \(x = 0\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Thực hiện phép chia trước

+ Tìm số bị trừ bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ

+ Tìm số hạng chưa biết bằng cách lấy tích chia cho số hạng đã biết

Lời giải chi tiết :

Ta có \(5x - 46:23 = 18\)

\(5x - 2 = 18\)

\(5x = 18 + 2\)

\(5x = 20\)

\(x = 20:5\)

\(x = 4\)

Vậy \(x = 4.\)

Do đó \(x\) là số chẵn.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm toán 6 bài 3 chương 3 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 3 chương 4 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 3 chương 5 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 3 chương 6 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 3,4 (tiếp) chương 2 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 4 chương 1 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 4 chương 2 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 4 chương 3 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 4 chương 4 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 4 chương 5 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 4 chương 6 cánh diều có đáp án