Trắc nghiệm Các dạng toán về phép nhân và phép chia hết hai số nguyên (tiếp) Toán 6 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Chọn câu sai.
-
A.
(−19).(−7)>0
-
B.
3.(−121)<0
-
C.
45.(−11)<−500
-
D.
46.(−11)<−500
Có bao nhiêu số nguyên x thỏa mãn (x−7)(x+5)<0?
-
A.
4
-
B.
11
-
C.
5
-
D.
Không tồn tại x
Tập hợp các ước của −8 là:
-
A.
A={1;−1;2;−2;4;−4;8;−8}
-
B.
A={0;±1;±2±4±8}
-
C.
A={1;2;4;8}
-
D.
A={0;1;2;4;8}
Có bao nhiêu ước của −24.
-
A.
9
-
B.
17
-
C.
8
-
D.
16
Giá trị lớn nhất của a thỏa mãn a+4 là ước của 9 là:
-
A.
a=5
-
B.
a=13
-
C.
a=−13
-
D.
a=9
Cho x∈Z và (−154+x)⋮3 thì:
-
A.
x chia 3 dư 1
-
B.
x⋮3
-
C.
x chia 3 dư 2
-
D.
không kết luận được tính chia hết cho 3 của x
Tìm n∈Z, biết: (n+5)⋮(n+1)
-
A.
n∈{±1;±2±4}
-
B.
n∈{−5;−3;−2;0;1;3}
-
C.
n∈{0;1;3}
-
D.
n∈{±1;±5}
Có bao nhiêu số nguyên a<5 biết: 10 là bội của (2a+5)
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
8
-
D.
6
Tìm x, biết: x⋮6 và 24⋮x
-
A.
x∈{±6;±24}
-
B.
x∈{±6;±12;±24}
-
C.
x∈{±6;±12}
-
D.
{±6;±12;±8;±24}
Cho a và b là hai số nguyên khác 0. Biết a⋮b và b⋮a. Khi đó
-
A.
a=b
-
B.
a=−b
-
C.
a=2b
-
D.
Cả A, B đều đúng
Gọi A là tập hợp các giá trị n∈Z để (n2−7) là bội của (n+3). Tổng các phần tử của A bằng:
-
A.
−12
-
B.
−10
-
C.
0
-
D.
−8
Cho x;y∈Z. Nếu 5x+46y chia hết cho 16 thì x+6y chia hết cho
-
A.
6
-
B.
46
-
C.
16
-
D.
5
Có bao nhiêu số nguyên n thỏa mãn (n−1) là bội của (n+5) và (n+5) là bội của (n−1)?
-
A.
0
-
B.
2
-
C.
1
-
D.
3
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng ?
-
A.
−24 chia hết cho 5
-
B.
36 không chia hết cho −12
-
C.
−18 chia hết cho −6
-
D.
−26 không chia hết cho −13
Lời giải và đáp án
Chọn câu sai.
-
A.
(−19).(−7)>0
-
B.
3.(−121)<0
-
C.
45.(−11)<−500
-
D.
46.(−11)<−500
Đáp án : C
- Tính và kiểm tra các đáp án, sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
Đáp án A: (−19).(−7)>0 đúng vì tích hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương.
Đáp án B: 3.(−121)<0 đúng vì tích hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.
Đáp án C: 45.(−11)=−495>−500 nên C sai.
Đáp án D: 46.(−11)=−506<−500 nên D đúng.
Có bao nhiêu số nguyên x thỏa mãn (x−7)(x+5)<0?
-
A.
4
-
B.
11
-
C.
5
-
D.
Không tồn tại x
Đáp án : B
Sử dụng kiến thức A.B<0 thì A và B trái dấu.
(x−7)(x+5)<0 nên x−7 và x+5 khác dấu.
Mà x+5>x−7 nên x+5>0 và x−7<0
Suy ra x>−5 và x<7
Do đó x∈{−4,−3,−2,−1,0,1,2,3,4,5,6}
Vậy có 11 giá trị nguyên của x thỏa mãn bài toán.
Tập hợp các ước của −8 là:
-
A.
A={1;−1;2;−2;4;−4;8;−8}
-
B.
A={0;±1;±2±4±8}
-
C.
A={1;2;4;8}
-
D.
A={0;1;2;4;8}
Đáp án : A
Sử dụng khái niệm bội và ước của một số nguyên:
Nếu a,b,x∈Z và a=b.x thì a⋮b và a là một bội của b;b là một ước của a
Ta có: −8=−1.8=1.(−8)=−2.4=2.(−4)
Tập hợp các ước của −8 là: A={1;−1;2;−2;4;−4;8;−8}
Có bao nhiêu ước của −24.
-
A.
9
-
B.
17
-
C.
8
-
D.
16
Đáp án : D
Để tìm tất cả các ước của một số nguyên âm ta chỉ cần tìm tất cả các ước của số đối của số nguyên âm đó. Trước tiên ta tìm ước tự nhiên rồi thêm các ước đối của chúng.
Có 8 ước tự nhiên của 24 là: 1;2;3;4;6;8;12;24
Có 8 ước nguyên âm của 24 là: −1;−2;−3;−4;−6;−8;−12;−24
Vậy có 8.2=16 ước của 24 nên cũng có 16 ước của −24.
Giá trị lớn nhất của a thỏa mãn a+4 là ước của 9 là:
-
A.
a=5
-
B.
a=13
-
C.
a=−13
-
D.
a=9
Đáp án : A
+ Bước 1: Tìm ước của 9 + Bước 2: Tìm a và kết luận giá trị lớn nhất của a
a+4 là ước của 9 ⇒(a+4)∈U(9)={±1;±3;±9} Ta có bảng giá trị như sau:

Vậy giá trị lớn nhất của a là a=5
Cho x∈Z và (−154+x)⋮3 thì:
-
A.
x chia 3 dư 1
-
B.
x⋮3
-
C.
x chia 3 dư 2
-
D.
không kết luận được tính chia hết cho 3 của x
Đáp án : A
Sử dụng tính chất chia hết trong tập hợp các số nguyên a⋮m;b⋮m⇒(a+b)⋮m
Ta có:
(−154+x)⋮3
(−153−1+x)⋮3
Suy ra (x−1)⋮3 (do −153⋮3)
Do đó x−1=3k⇒x=3k+1
Vậy x chia cho 3 dư 1.
Tìm n∈Z, biết: (n+5)⋮(n+1)
-
A.
n∈{±1;±2±4}
-
B.
n∈{−5;−3;−2;0;1;3}
-
C.
n∈{0;1;3}
-
D.
n∈{±1;±5}
Đáp án : B
Bước 1: Phân tích n+5 về dạng a.(n+1)+b(a,b∈Z,a≠0) Bước 2: Tìm n
(n+5)⋮(n+1)⇒(n+1)+4⋮(n+1)
Vì n+1⋮n+1 và n∈Z nên để n+5⋮n+1 thì 4⋮n+1
Hay n+1∈U(4)={±1;±2;±4}
Ta có bảng:

Vậy n∈{−5;−3;−2;0;1;3}
Có bao nhiêu số nguyên a<5 biết: 10 là bội của (2a+5)
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
8
-
D.
6
Đáp án : A
10 là bội của 2a+5 nghĩa là 2a+5 là ước của 10
- Tìm các ước của 10
- Lập bảng tìm a, đối chiếu điều kiện và kết luận.
Vì 10 là bội của 2a+5 nên 2a+5 là ước của 10
U(10)={±1;±2;±5;±10}
Ta có bảng:

Mà a<5 nên a∈{−3;−2;0;−5}
Vậy có 4 giá trị nguyên của a thỏa mãn bài toán.
Tìm x, biết: x⋮6 và 24⋮x
-
A.
x∈{±6;±24}
-
B.
x∈{±6;±12;±24}
-
C.
x∈{±6;±12}
-
D.
{±6;±12;±8;±24}
Đáp án : B
- Tìm tập hợp các bội của 6
- Tìm tập hợp các ước của 24
- Lấy giao hai tập trên ta được đáp án.
Ta có:
A=B(6)={0;±6;±12;±18;±24;...}
B=Ư(24)={±1;±2;±3;±4;±6;±8;±12;±24}
Vậy x∈A∩B={±6;±12;±24}
Cho a và b là hai số nguyên khác 0. Biết a⋮b và b⋮a. Khi đó
-
A.
a=b
-
B.
a=−b
-
C.
a=2b
-
D.
Cả A, B đều đúng
Đáp án : D
Sử dụng định nghĩa chia hết: a⋮b nếu và chỉ nếu tồn tại số q∈Z sao cho a=b.q
Ta có:
a⋮b⇒a=b.q1(q1∈Z)b⋮a⇒b=a.q2(q2∈Z)
Suy ra a=b.q1=(a.q2).q1=a.(q1q2)
Vì a≠0 nên a=a(q1q2)⇒1=q1q2
Mà q1,q2∈Z nên q1=q2=1 hoặc q1=q2=−1
Do đó a=b hoặc a=−b
Gọi A là tập hợp các giá trị n∈Z để (n2−7) là bội của (n+3). Tổng các phần tử của A bằng:
-
A.
−12
-
B.
−10
-
C.
0
-
D.
−8
Đáp án : A
Biến đổi biểu thức n2−7 về dạng a.(n+3)+b với b∈Z rồi suy ra n+3 là ước của b
Ta có:n2−7=n2+3n−3n−9+2=n(n+3)−3(n+3)+2=(n−3)(n+3)+2
Vì n∈Z nên để n2−7 là bội của n+3 thì 2 là bội của n+3 hay n+3 là ước của 2
Ư(2)={±1;±2} nên n+3∈{±1;±2}
Ta có bảng:

Vậy n∈A={−5;−4;−2;−1}
Do đó tổng các phần tử của A là (−5)+(−4)+(−2)+(−1)=−12
Cho x;y∈Z. Nếu 5x+46y chia hết cho 16 thì x+6y chia hết cho
-
A.
6
-
B.
46
-
C.
16
-
D.
5
Đáp án : C
+ Biến đổi để tách 5x+46y thành tổng của hai số, trong đó một số chia hết cho 16 và một số chứa nhân tử x+6y
+ Sử dụng tính chất chia hết trên tập hợp các số nguyên để chứng minh.
Ta có:
5x+46y=5x+30y+16y=(5x+30y)+16y=5(x+6y)+16y
Vì 5x+46y chia hết cho 16 và 16y chia hết cho 16 nên suy ra 5(x+6y) chia hết cho 16.
Mà 5 không chia hết cho 16 nên suy ra x+6y chia hết cho 16
Vậy nếu 5x+46y chia hết cho 16 thì x+6y cũng chia hết cho 16.
Có bao nhiêu số nguyên n thỏa mãn (n−1) là bội của (n+5) và (n+5) là bội của (n−1)?
-
A.
0
-
B.
2
-
C.
1
-
D.
3
Đáp án : C
Áp dụng: b chia hết cho a và a chia hết cho b thì a,b là hai số đối nhau (đã chứng minh từ bài tập trước), từ đó suy ra n.
Vì (n−1) là bội của (n+5) và (n+5) là bội của n−1,
Nên n−1 khác 0 và n+5 khác 0
Nên n+5,n−1 là hai số đối nhau
Do đó:
(n+5)+(n−1)=0
2n+5−1=0
2n+4=0
2n=−4
n=−2
Vậy có 1 số nguyên n thỏa mãn bài toán.
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng ?
-
A.
−24 chia hết cho 5
-
B.
36 không chia hết cho −12
-
C.
−18 chia hết cho −6
-
D.
−26 không chia hết cho −13
Đáp án : C
Cho a,b∈Z và b≠0 . Nếu có số nguyên q sao cho a=bq thì:
Ta nói a chia hết cho b , kí hiệu là a⋮b .
Ta có: −18=(−6).3 nên −18 chia hết cho −6 => C đúng