Trắc nghiệm Các dạng toán về thứ tự thực hiện các phép tính Toán 6 Kết nối tri thức
Đề bài
Giá trị của biểu thức 2[(195+35:7):8+195]−400 bằng
-
A.
140
-
B.
60
-
C.
80
-
D.
40
Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn 24.x−32.x=145−255:51?
-
A.
20
-
B.
30
-
C.
40
-
D.
80
Câu nào dưới đây là đúng khi nói đến giá trị của A=18.{420:6+[150−(68.2−23.5)]} ?
-
A.
Kết quả có chữ số tận cùng là 3
-
B.
Kết quả là số lớn hơn 2000.
-
C.
Kết quả là số lớn hơn 3000.
-
D.
Kết quả là số lẻ.
Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn 240−[23+(13+24.3−x)]=132?
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
1
-
D.
4
Giá trị của x thỏa mãn 65−4x+2=20200 là
-
A.
2
-
B.
4
-
C.
3
-
D.
1
Cho A=4.{32.[(52+23):11]−26}+2002 và B=134−{150:5−[120:4+25−(12+18)]}. Chọn câu đúng.
-
A.
A=B
-
B.
A=B+1
-
C.
A<B
-
D.
A>B
Tính nhanh: (2+4+6+...+100)(36.333−108.111) ta được kết quả là
-
A.
0
-
B.
1002
-
C.
20
-
D.
2
Trong một cuộc thi có 20 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ 3 điểm. Một học sinh đạt được 148 điểm. Hỏi bạn đã trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi?
-
A.
16
-
B.
15
-
C.
4
-
D.
10
Gọi x1 là giá trị thỏa mãn 5x−2−32=24−(28.24−210.22) và x2 là giá trị thỏa mãn 697:[(15.x+364):x]=17 . Tính x1.x2.
-
A.
14
-
B.
56
-
C.
4
-
D.
46
Tính: 1+12.3.5
-
A.
181
-
B.
195
-
C.
180
-
D.
15
Lời giải và đáp án
Giá trị của biểu thức 2[(195+35:7):8+195]−400 bằng
-
A.
140
-
B.
60
-
C.
80
-
D.
40
Đáp án : D
Thực hiện phép tính trong ngoặc tròn rồi đến ngoặc vuông. Sau đó là phép nhân và phép trừ.
Ta có 2[(195+35:7):8+195]−400
=2[(195+5):8+195]−400
=2[200:8+195]−400
=2(25+195)−400
=2.220−400
=440−400
=40
Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn 24.x−32.x=145−255:51?
-
A.
20
-
B.
30
-
C.
40
-
D.
80
Đáp án : A
+ Tính giá trị vế phải và tính giá trị mỗi lũy thừa.
+ Sử dụng tính chất ab−ac=a(b−c) sau đó tính x bằng cách lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Ta có 24.x−32.x=145−255:51
16.x−9.x=145−5
x(16−9)=140
x.7=140
x=140:7
x=20.
Câu nào dưới đây là đúng khi nói đến giá trị của A=18.{420:6+[150−(68.2−23.5)]} ?
-
A.
Kết quả có chữ số tận cùng là 3
-
B.
Kết quả là số lớn hơn 2000.
-
C.
Kết quả là số lớn hơn 3000.
-
D.
Kết quả là số lẻ.
Đáp án : B
Thực hiện các phép tính theo thứ tự ()→[]→{}
Ta có A=18.{420:6+[150−(68.2−23.5)]}
=18.{420:6+[150−(68.2−8.5)]}
=18.{420:6+[150−(136−40)]}
=18.[420:6+(150−96)]
=18.(70+54)
=18.124
=2232.
Vậy A=2232.
Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn 240−[23+(13+24.3−x)]=132?
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
1
-
D.
4
Đáp án : C
+ Tìm số trừ bằng cách lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Tìm số hạng bằng tổng trừ đi số hạng đã biết.
Ta có 240−[23+(13+24.3−x)]=132
23+(13+72−x)=240−132
23+(85−x)=108
85−x=108−23
85−x=85
x=85−85
x=0.
Vậy có một giá trị x=0 thỏa mãn đề bài.
Giá trị của x thỏa mãn 65−4x+2=20200 là
-
A.
2
-
B.
4
-
C.
3
-
D.
1
Đáp án : D
+ Tìm số trừ bằng cách lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Biến đổi vế phải thành lũy thừa cơ số 4 rồi cho số mũ bằng nhau để tìm x.
Ta có 65−4x+2=20200
65−4x+2=1
4x+2=65−1
4x+2=64
4x+2=43
x+2=3
x=3−2
x=1.
Vậy x=1.
Cho A=4.{32.[(52+23):11]−26}+2002 và B=134−{150:5−[120:4+25−(12+18)]}. Chọn câu đúng.
-
A.
A=B
-
B.
A=B+1
-
C.
A<B
-
D.
A>B
Đáp án : D
+ Thực hiện theo thứ tự ngoặc tròn rồi ngoặc vuông rồi ngoặc nhọn.
+ Trong ngoặc ta thực hiện phép nâng lũy thừa rồi nhân chia, công trừ để tính A và B.
A=4.{32.[(52+23):11]−26}+2002
=4.{32.[(25+8):11]−26}+2002
=4.[32.(33:11)−26]+2002
=4.(32.3−26)+2002
=4.(27−26)+2002
=4.1+2002
=4+2002
=2006.
Và B=134−{150:5−[120:4+25−(12+18)]}
=134−[150:5−(120:4+25−30)]
=134−[150:5−(30+25−30)]
=134−(150:5−25)
=134−(30−25)
=134−5
=129
Vậy A=2006 và B=129 nên A>B.
Tính nhanh: (2+4+6+...+100)(36.333−108.111) ta được kết quả là
-
A.
0
-
B.
1002
-
C.
20
-
D.
2
Đáp án : A
Thực hiện tính trong ngoặc trước sau đó đến nhân chia, cộng trừ.
(2+4+6+...+100)(36.333−108.111)=(2+4+6+...+100)(36.3.111−36.3.111)=(2+4+6+...+100).0=0
Trong một cuộc thi có 20 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ 3 điểm. Một học sinh đạt được 148 điểm. Hỏi bạn đã trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi?
-
A.
16
-
B.
15
-
C.
4
-
D.
10
Đáp án : A
Tính tổng số điểm đạt được nếu trả lời đúng hết.
Tính số điểm dư ra so với số điểm đạt được.
Từ đó suy ra số câu trả lời đúng và số câu trả lời sai.
Giả sử bạn học sinh đó trả lời đúng cả 20 câu thì tổng số điểm đạt được là 10.20=200 (điểm)
Số điểm dư ra là 200−148=52 (điểm)
Thay mỗi câu trả lời sai thành câu trả lời đúng thì dư ra 10+3=13 (điểm)
Số câu trả lời sai là 52:13=4 (câu)
Số câu trả lời đúng 20−4=16 (câu)
Gọi x1 là giá trị thỏa mãn 5x−2−32=24−(28.24−210.22) và x2 là giá trị thỏa mãn 697:[(15.x+364):x]=17 . Tính x1.x2.
-
A.
14
-
B.
56
-
C.
4
-
D.
46
Đáp án : B
Tìm các giá trị x1 và x2 từ đó tính tích x1.x2
+)5x−2−32=24−(28+4−210+2)5x−2−32=24−(212−212)5x−2−32=24−0=245x−2−9=165x−2=16+95x−2=255x−2=52x−2=2x=2+2x=4.
+)697:[(15.x+364):x]=17(15x+364):x=697:17(15x+364):x=4115+364:x=41364:x=41−15364:x=26x=364:26x=14
Vậy x1=4;x2=14 nên x1.x2=4.14=56.
Tính: 1+12.3.5
-
A.
181
-
B.
195
-
C.
180
-
D.
15
Đáp án : A
Thực hiện theo quy tắc:
N hân và chia → cộng và trừ.
1+12.3.5=1+(12.3).5=1+36.5=1+180=181