Bài 15 trang 45 SGK Toán 9 tập 2
Không giải phương trinh, hãy xác định các
Không giải phương trình, hãy xác định các hệ số a,b,c, tính biệt thức ∆ và xác định số nghiệm của mỗi phương trình sau:
LG a
7{x^2} - 2x + 3 = 0
Phương pháp giải:
Phương trình ax^2 +bx+c=0 ( với a \ne 0) và biệt thức \Delta = b^2 - 4ac.
+) Nếu \Delta > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt,
+) Nếu \Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \Delta =0 thì phương trình có nghiệm kép.
Lời giải chi tiết:
7{x^2} - 2x + 3 = 0
Ta có: a = 7,\ b = - 2,\ c = 3.
Suy ra \Delta = b^2-4ac={( - 2)^2} - 4.7.3 = - 80 < 0.
Do đó phương trình đã cho vô nghiệm.
LG b
5{x^2} + 2\sqrt {10} x + 2 = 0
Phương pháp giải:
Phương trình ax^2 +bx+c=0 ( với a \ne 0) và biệt thức \Delta = b^2 - 4ac.
+) Nếu \Delta > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt,
+) Nếu \Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \Delta =0 thì phương trình có nghiệm kép.
Lời giải chi tiết:
5{x^2} + 2\sqrt {10} x + 2 = 0
Ta có: a = 5,\ b = 2\sqrt {10} ,\ c = 2.
Suy ra \Delta = b^2-4ac = {(2\sqrt {10} )^2} - 4.5.2 = 0.
Do đó phương trình có nghiệm kép.
LG c
\dfrac{1 }{2}{x^2} + 7x + \dfrac{2 }{3} = 0
Phương pháp giải:
Phương trình ax^2 +bx+c=0 ( với a \ne 0) và biệt thức \Delta = b^2 - 4ac.
+) Nếu \Delta > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt,
+) Nếu \Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \Delta =0 thì phương trình có nghiệm kép.
Lời giải chi tiết:
\dfrac{1 }{2}{x^2} + 7x + \dfrac{2 }{3} = 0
Ta có: a = \dfrac{1}{2},\ b = 7,\ c = \dfrac{2}{3}.
Suy ra \Delta =b^2-4ac= {7^2} - 4.\dfrac{1 }{2}.\dfrac{2 }{3} = \dfrac{143}{ 3} > 0.
Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt.
LG d
1,7{x^2} - 1,2x - 2,1=0
Phương pháp giải:
Phương trình ax^2 +bx+c=0 ( với a \ne 0) và biệt thức \Delta = b^2 - 4ac.
+) Nếu \Delta > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt,
+) Nếu \Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \Delta =0 thì phương trình có nghiệm kép.
Lời giải chi tiết:
1,7{x^2} - 1,2x - 2,1 = 0
Ta có: a = 1,7;\ b = - 1,2;\ c = - 2,1.
Suy ra \Delta = b^2-4ac
={( - 1,2)^2} - 4.1,7.( - 2,1) = 15,72 > 0.
Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt.