Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn trang 115, 116, 117 Vở thực hành Toán 9 — Không quảng cáo

Giải vth Toán 9, soạn vở thực hành Toán 9 KNTT


Câu hỏi trắc nghiệm trang 116

Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; r) với (R > r) cắt nhau tại hai điểm phân biệt và (OO' = d). Khẳng định nào sau đây là đúng? A. (d = R - r). B. (d > R + r). C. (R - r < d < R + r). D. (d < R - r).

Bài 1 trang 117

Hình 5.36 cho thấy hình ảnh của những đường tròn (là viền ngoài của các sản phẩm) qua cách trình bày một số sản phẩm mây tre đan. Bằng cách đánh số các đường tròn, em hãy chỉ ra một vài cặp đường tròn cắt nhau và vài cặp đường tròn không giao nhau.

Bài 2 trang 117

Cho hai điểm O và O’ cách nhau một khoảng 5cm. Một đường tròn sau đây có vị trí tương đối như thế nào đối với đường tròn (O; 3cm). a) Đường tròn (O’; 3cm); b) Đường tròn (O’; 1cm); c) Đường tròn (O’; 8cm).

Bài 3 trang 117, 118

Cho ba điểm O, A và O’. Với mỗi trường hợp sau, hãy viết hệ thức giữa các độ dài OO’, OA và O’A rồi xét xem hai đường tròn (O; OA) và (O’; O’A) tiếp xúc trong hay tiếp xúc ngoài với nhau; vẽ hình để khẳng định dự đoán của mình. a) Điểm A nằm giữa hai điểm O và O’; b) Điểm O nằm giữa hai điểm A và O’; c) Điểm O’ nằm giữa hai điểm A và O.

Bài 4 trang 118

Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Một đường thẳng qua A cắt (O) tại B và cắt (O’) tại C. Chứng minh rằng OB//O’C.

Bài 5 trang 118

Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; r) với (R = 12cm,r = 5cm,OO' = 13cm). a) Chứng minh hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm A, B và OO’ là đường trung trực của AB. b) Chứng minh AO là tiếp tuyến của (O’, r).


Cùng chủ đề:

Bài 12. Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông và ứng dụng trang 77, 78, 79 Vở thực hành Toán 9
Bài 13. Mở đầu về đường tròn trang 97, 98, 99 Vở thực hành Toán 9
Bài 14. Cung và dây của một đường tròn trang 100, 101, 102 Vở thực hành Toán 9
Bài 15. Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên trang 104, 105, 106 Vở thực hành Toán 9
Bài 16. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trang 111, 112, 113 Vở thực hành Toán 9
Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn trang 115, 116, 117 Vở thực hành Toán 9
Bài 18. Hàm số y = ax² (a ≠ 0) trang 5, 6, 7 Vở thực hành Toán 9
Bài 19. Phương trình bậc hai một ẩn trang 10, 11, 12 Vở thực hành Toán 9
Bài 20. Định lí Viète và ứng dụng trang 20, 21, 22 Vở thực hành Toán 9
Bài 21. Giải bài toán bằng cách lập phương trình trang 24, 25, 26 Vở thực hành Toán 9
Bài 22. Bảng tần số và biểu đồ tần số trang 39, 40, 41 Vở thực hành Toán 9