Bài 2 trang 85 SGK Toán 11 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có O là tâm của đáy và có tất cả các cạnh bằng nhau.
Đề bài
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có O là tâm của đáy và có tất cả các cạnh bằng nhau.
a) Tìm góc giữa đường thẳng SA và (ABCD).
b) Tim góc phẳng nhị diện [A,SO,B];[S,AB,O].
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng: Tính góc giữa đường thẳng đó và hình chiếu của nó lên mặt phẳng.
‒ Cách xác định góc phẳng nhị diện [A,d,B]: Dựng mặt phẳng (P) vuông góc với d, gọi a,a′ lần lượt là giao tuyến của (P) với hai nửa mặt phẳng chứa A,B, khi đó [A,d,B]=(a,a′).
Lời giải chi tiết
a) S.ABCD là hình chóp tứ giác đều có O là tâm của đáy
⇒SO⊥(ABCD)⇒(SA,(ABCD))=(SA,OA)=^SAO
Giả sử hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng a.
AC=√AB2+BC2=a√2⇒AO=12AC=a√22cos^SAO=AOSA=√22⇒^SAO=45∘
Vậy (SA,(ABCD))=45∘
b) Gọi I là trung điểm của AB
SO⊥(ABCD)⇒SO⊥AO,SO⊥BO
Vậy ^AOB là góc phẳng nhị diện [A,SO,B].
ABCD là hình vuông ⇒^AOB=90∘
ΔSAB đều ⇒SI⊥AB
ΔOAB vuông cân tại O⇒OI⊥AB
Vậy ^SIO là góc phẳng nhị diện [S,AB,O].
Ta có: O là trung điểm của BD
I là trung điểm của AB
⇒OI là đường trung bình của ΔABD
⇒OI=12AD=a2
SO=√SA2−AO2=a√22
tan^SIO=SOOI=√2⇒^SIO≈54,7∘