Bài 4 trang 100 SGK Toán 9 tập 1 — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 1. Sự xác định của đường tròn. Tính chất đối xứng c


Bài 4 trang 100 SGK Toán 9 tập 1

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, hãy xác định vị trí của mỗi điểm A(-1;-1), B(-1;-2),

Đề bài

Trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), hãy xác định vị trí của mỗi điểm \(A(-1;-1),\ B(-1;-2),\ C(\sqrt{2};\sqrt{2})\) đối với đường tròn tâm \(O\) bán kính \(2\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Khoảng cách d từ gốc tọa độ \(O(0; 0)\) đến điểm \(A(x;y)\) được tính theo công thức \(d=\sqrt{x^{2}+y^{2}}\).                    (1)

+) Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(R\), khi đó:

a) Nếu \(OM=R\) thì \(M\) nằm trên đường tròn.

b) Nếu \(OM > R\) thì \(M\) nằm ngoài đường tròn.

c) Nếu \(OM < R\) thì \(M\) nằm trong đường tròn.

Lời giải chi tiết

Áp dụng công thức (1) tính khoảng cách từ một điểm đến gốc tọa độ , ta có:

\(OA=\sqrt {{{( - 1)}^2} + {{( - 1)}^2}} =\sqrt{2}< 2\Rightarrow A\) nằm trong đường tròn \((O;2)\).

\(OB=\sqrt {{{( - 1)}^2} + {{( - 2)}^2}} =\sqrt{5}> 2\Rightarrow B\) nằm ngoài đường tròn \((O;2)\).

\(OC=\sqrt {{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2} + {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}} =2\Rightarrow C\) nằm trên đường tròn \((O;2)\).


Cùng chủ đề:

Bài 4 trang 11 SGK Toán 9 tập 2
Bài 4 trang 36 SGK Toán 9 tập 2
Bài 4 trang 45 SGK Toán 9 tập 1
Bài 4 trang 69 SGK Toán 9 tập 1
Bài 4 trang 69 SGK Toán 9 tập 2
Bài 4 trang 100 SGK Toán 9 tập 1
Bài 4 trang 110 SGK Toán 9 tập 2
Bài 4 trang 132 SGK Toán 9 tập 2
Bài 4 trang 134 SGK Toán 9 tập 2
Bài 5 trang 7 SGK Toán 9 tập 1
Bài 5 trang 11 SGK Toán 9 tập 2