Bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2
Cho hàm số
Đề bài
Cho hàm số y=f(x)=x2.
a) Vẽ đồ thị của hàm số đó.
b) Tính các giá trị f(−8);f(−1,3);f(−0,75);f(1,5).
c) Dùng đồ thị để ước lượng các giá trị (0,5)2;(−1,5)2;(2,5)2.
d) Dùng đồ thị để ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diễn các số √3;√7.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Cách vẽ đồ thị hàm số y=ax2.
+) Xác định các điểm (1;a) và (2;4a) và các điểm đối xứng của chúng qua Oy.
+) Vẽ parabol đi qua gốc O(0;0) và các điểm trên.
b) Để tính f(x0) ta thay x=x0 vào công thức hàm số y=f(x).
c) Muốn tìm các giá trị x2, ta tìm vị trí các điểm A nằm trên đồ thị có hoành độ là x. Khi đó tung độ của A là x2.
d) Muốn tìm vị trí điểm trên trục hoành biểu diễn số √a, ta tìm điểm B thuộc đồ thị có tung độ là a. Khi đó, hoành độ của B là vị trí biểu diễn của √a.
Lời giải chi tiết
a) Vẽ đồ thị hàm số y = x 2 .
b) Ta có y=f(x)=x2 nên
f(−8)=(−8)2=64.
f(−1,3)=(−1,3)2=1,69.
f(−0,75)=(−0,75)2=0,5625.
f(1,5)=1,52=2,25.
c) Theo đồ thị ta có:
+) Để ước lượng giá trị (0,5)2 ta tìm điểm A thuộc đồ thị và có hoành độ là 0,5. Khi đó tung độ điểm A chính là giá trị của (0,5)2.
+) Để ước lượng giá trị (−1,5)2 ta tìm điểm B thuộc đồ thị và có hoành độ là −1,5. Khi đó tung độ điểm B chính là giá trị của (−1,5)2.
+) Để ước lượng giá trị (2,5)2 ta tìm điểm C thuộc đồ thị và có hoành độ là 2,5. Khi đó tung độ điểm C chính là giá trị của (2,5)2.
d) Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn √3 trên trục hoành ta tìm điểm D thuộc đồ thị và có tung độ là (√3)2=3. Khi đó hoành độ điểm D chính là vị trí biểu diễn của √3.
Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn √7 trên trục hoành ta tìm điểm E thuộc đồ thị và có tung độ là (√7)2=7. Khi đó hoành độ điểm E chính là vị trí biểu diễn của √7.