Bài 62 trang 64 SGK Toán 9 tập 2
Trong trường hợp phương trình có nghiệm, dùng hệ thức Vi-ét, hãy tính tổng các bình phương hai nghiệm của phương trình theo m.
Cho phương trình 7x^2 + 2(m – 1)x – m^2= 0
LG a
Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm?
Phương pháp giải:
Phương trình a{x^2} + bx + c = 0\,\left( {a \ne 0} \right) có nghiệm khi và chỉ khi \Delta \ge 0 (hoặc \Delta ' \ge 0)
Lời giải chi tiết:
Xét phương trình 7x^2 + 2(m – 1)x – m^2 = 0 (1) có a=7\ne 0
Phương trình (1) có nghiệm khi \Delta’ ≥ 0
Ta có: \Delta’ = (m – 1)^2 – 7(-m^2) = (m – 1)^2 + 7m^2 ≥ 0 với mọi m
Vậy phương trình (1) luôn luôn có nghiệm với mọi giá trị của m
LG b
Trong trường hợp phương trình có nghiệm, dùng hệ thức Vi-ét, hãy tính tổng các bình phương hai nghiệm của phương trình theo m.
Phương pháp giải:
Hệ thức Vi-et: Với x_1;x_2 là hai nghiệm của phương trình a{x^2} + bx + c = 0\,\left( {a \ne 0} \right) thì
\left\{ \begin{array}{l} {x_1} + {x_2} = - \dfrac{b}{a}\\ {x_1}.{x_2} = \dfrac{c}{a} \end{array} \right.
Biến đổi x_1^2+x_2^2 để sử dụng được hệ thức Vi-ét.
Lời giải chi tiết:
Xét phương trình 7x^2 + 2(m – 1)x – m^2 = 0 (1) có a=7\ne 0
Gọi {x_1},{x_2} là hai nghiệm của phương trình (1)
Theo hệ thức Viet ta có:
\left\{ \begin{array}{l} {x_1} + {x_2} = - \dfrac{2(m-1)}{7}\\ {x_1}.{x_2} = \dfrac{- m^2}{7} \end{array} \right.
Ta có:
\begin{array}{l} x_1^2 + x_2^2=x_1^2 + x_2^2+2x_1x_2-2x_1x_2 \\= {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2}\\ = {\left[ {\dfrac{{ - 2\left( {m - 1} \right)}}{7}} \right]^2} - 2.\dfrac{{ - {m^2}}}{7}\\ = \dfrac{{4\left( {{m^2} - 2m + 1} \right)}}{{49}} + \dfrac{{2{m^2}}}{7}\\ = \dfrac{{4{m^2} - 8m + 4 + 14{m^2}}}{{49}}\\ = \dfrac{{18{m^2} - 8m + 4}}{{49}} \end{array}
Vậy \displaystyle x_1^2 + x_2^2 = {{18{m^2} - 8m + 4} \over {49}} .