Processing math: 95%

Bài 62 trang 91 SGK Toán 9 tập 2 — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp


Bài 62 trang 91 SGK Toán 9 tập 2

a) Vẽ tam giác ABC cạnh a = 3cm.

Đề bài

a) Vẽ tam giác ABC cạnh a=3cm.

b) Vẽ đường tròn (O;R) ngoại tiếp tam giác đều ABC. Tính R.

c) Vẽ đường tròn (O;r) nội tiếp tam giác đều ABC. Tính r.

d) Vẽ tiếp tam giác đều IJK ngoại tiếp đường tròn (O;R).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Sử dụng thước và compa để vẽ hình.

+) Tâm đường tròn ngoại tiếp là giao của 3 đường trung trực.

+) Tâm đường tròn nội tiếp là giao của 3 đường phân giác.

+) Sử dụng định lý Pi-ta-go và tính chất của tam giác đều để tính R và r.

Lời giải chi tiết

a) Vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3cm (dùng thước có chia khoảng và compa).

+ Dựng đoạn thẳng AB = 3cm .

+Dựng cung tròn (A, 3) và cung tròn (B, 3). Hai cung tròn này cắt nhau tại điểm C.

Nối A với C, B với C ta được tam giác đều ABC cạnh 3cm.

b) Gọi A;B;C lần lượt là trung điểm của BC;AC;AB.

Tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác đều ABC là giao điểm của ba đường trung trực (đồng thời là ba đường cao, ba trung tuyến, ba phân giác AA;BB;CC của tam giác đều ABC).

Dựng đường trung trực của đoạn thẳng BC và CA.

Hai đường trung trực cắt nhau tại O.

Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R=OA=OB=OC ta được đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Tính AA:

Xét tam giác AAC vuông tại AAC=3;AC=32, theo định lý Pytago ta có AC2=AA2+AC2AA2=32324=94AA=332

Theo cách dựng ta có O cũng là trọng tâm tam giác ABC nên OA=23AA

Ta có bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là   R=OA= 23AA23332 = 3(cm).

c) Do tam giác ABC là tam giác đều các trung điểm A’; B’; C’ của các cạnh BC; CA; AB đồng thời là chân đường phân giác hạ từ A, B, C đến BC, AC, AB.

Đường tròn nội tiếp (O;r) tiếp xúc ba cạnh của tam giác đều ABC tại các trung điểm A,B,C của các cạnh.

Hay đ ường tròn (O; r) là đường tròn tâm O; bán kính r=OA=OB=OC.

Ta có: r=OA=13AA =13.332 =32(cm).

d) Vẽ các tiếp tuyến với đường tròn (O;R) tại A,B,C. Ba tiếp tuyến này cắt nhau tại I,J,K. Ta có ∆IJK là tam giác đều ngoại tiếp (O;R).


Cùng chủ đề:

Bài 61 trang 33 SGK Toán 9 tập 1
Bài 61 trang 64 SGK Toán 9 tập 2
Bài 61 trang 91 SGK Toán 9 tập 2
Bài 62 trang 33 SGK Toán 9 tập 1
Bài 62 trang 64 SGK Toán 9 tập 2
Bài 62 trang 91 SGK Toán 9 tập 2
Bài 63 trang 33 SGK Toán 9 tập 1
Bài 63 trang 64 SGK Toán 9 tập 2
Bài 63 trang 92 SGK Toán 9 tập 2
Bài 64 trang 33 SGK Toán 9 tập 1
Bài 64 trang 64 SGK Toán 9 tập 2