Câu 1 trang 120 SGK Hình học 11 Nâng cao — Không quảng cáo

Giải toán 11, giải bài tập toán 11 nâng cao, Toán 11 Nâng cao, đầy đủ đại số giải tích và hình học Bài tập ôn tập chương III


Câu 1 trang 120 SGK Hình học 11 Nâng cao

Tứ diện OABC có OA = OB = OC = a và

Đề bài

Tứ diện OABC có OA = OB = OC = a và \(\widehat {AOB} = \widehat {AOC} = 60^\circ ,\widehat {BOC} = 90^\circ \)

a. Chứng tỏ rằng ABC là tam giác vuông và OA ⊥ BC

b. Tìm đường vuông góc chung IJ của OA và BC ; tính khoảng cách giữa hai đường thẳng OA và BC.

c. Chứng minh rằng hai mặt phẳng (ABC) và (OBC) vuông góc với nhau.

Lời giải chi tiết

a. Vì \(\widehat {AOB} = \widehat {AOC} = 60^\circ \)

OA = OB = OC = a

Nên AB = AC = a

Suy ra ΔABC = ΔOBC

Vậy tam giác ABC vuông cân tại A

Gọi J là trung điểm của BC thì OJ ⊥ BC, AJ ⊥ BC nên OA ⊥ BC.

Cách khác:

b. Gọi I là trung điểm của OA, do OJ = AJ nên JI ⊥ OA, mà JI ⊥ BC, vậy IJ là đường vuông góc chung của OA và BC.

\(I{J^2} = O{J^2} - O{I^2} = {\left( {{{a\sqrt 2 } \over 2}} \right)^2} - {\left( {{a \over 2}} \right)^2} = {{{a^2}} \over 4}.\)

Suy ra : d(OA ; BC) = \({a \over 2}\)

c. Từ các kết quả trên ta có : OJ ⊥ BC, AJ ⊥ BC, IJ = \({1 \over 2}OA\)

Vậy góc giữa mp(OBC) và mp(ABC) bằng góc \(\widehat {OJA}\) và \(\widehat {OJA} = 90^\circ ,\) do đó mp(OBC) ⊥ mp(ABC).


Cùng chủ đề:

Câu 1 trang 49 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 1 trang 54 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 1 trang 77 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 1 trang 91 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 1 trang 100 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 1 trang 120 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 1 trang 122 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 1 trang 124 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 1 trang 130 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 1 trang 192 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 1 trang 223 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao