Câu 15 trang 28 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao — Không quảng cáo

Giải toán 11, giải bài tập toán 11 nâng cao, Toán 11 Nâng cao, đầy đủ đại số giải tích và hình học Bài 2. Phương trình lượng giác cơ bản


Câu 15 trang 28 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

a. Vẽ đồ thị của hàm số y = sinx rồi chỉ ra trên đồ thị đó các điểm có hoành độ thuộc khoảng (-π ; 4π) là nghiệm của mỗi phương trình sau :

a. Vẽ đồ thị của hàm số \(y = \sin x\) rồi chỉ ra trên đồ thị đó các điểm có hoành độ thuộc khoảng \((-π ; 4π)\) là nghiệm của mỗi phương trình sau :

1.  \(\sin x = - {{\sqrt 3 } \over 2}\)

2. \(\sin x = 1\)

b. Cũng câu hỏi tương tự cho hàm số \(y = \cos x\) đối với mỗi phương trình sau

1.  \(\cos x = {1 \over 2}\)

2. \(\cos x = -1\).

LG a

Vẽ đồ thị của hàm số \(y = \sin x\) rồi chỉ ra trên đồ thị đó các điểm có hoành độ thuộc khoảng \((-π ; 4π)\) là nghiệm của mỗi phương trình sau :

1. \(\sin x = - {{\sqrt 3 } \over 2}\)

2. \(\sin x = 1\)

Lời giải chi tiết:

\(1/\,\sin x = - {{\sqrt 3 } \over 2} \)

Vẽ đường thẳng (d): \(y = - {{\sqrt 3 } \over 2}\).

Ta thấy trong khoảng \((-π ; 4π)\) thì (d) cắt đồ thị hàm số \(y=\sin x\) tại các điểm có hoành độ:

\({x_1} = - {\pi \over 3};{x_2} = {{5\pi } \over 3};{x_3} = {{11\pi } \over 3}\); \({x_4} = - {{2\pi } \over 3};{x_5} = {{4\pi } \over 3};{x_6} = {{10\pi } \over 3}\).

Kiểm tra bằng cách đại số:

\(\begin{array}{l} \sin x = - \frac{{\sqrt 3 }}{2} = \sin \left( { - \frac{\pi }{3}} \right)\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\ x = \pi - \left( { - \frac{\pi }{3}} \right) + k2\pi \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\ x = \frac{{4\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right. \end{array}\)

*Với \(x = - {\pi \over 3} + k2\pi \,\text{ và }\,x \in \left( { - \pi ;4\pi } \right)\) ta có nghiệm :

\({x_1} = - {\pi \over 3};{x_2} = {{5\pi } \over 3};{x_3} = {{11\pi } \over 3}\)

* Với \(x = {{4\pi } \over 3} + k2\pi \,\text{ và }\,x \in \left( { - \pi ;4\pi } \right)\) ta có nghiệm :

\({x_4} = - {{2\pi } \over 3};{x_5} = {{4\pi } \over 3};{x_6} = {{10\pi } \over 3}\)

2/ \(\sin x = 1   \Leftrightarrow x = {\pi \over 2} + k2\pi \)

Vẽ đường thẳng \(d_2:y=1\).

Trong khoảng \((-\pi;4\pi)\) thì \(d_2\) cắt đồ thị hàm số \(y=\sin x\) tại hai điểm phân biệt có hoành độ là:

\({x_1} = {\pi \over 2};{x_2} = {{5\pi } \over 2}.\)

Kiểm tra lại bằng cách đại số:

* Với \(x = {\pi \over 2} + k2\pi \,\text{và}\,x \in \left( { - \pi ;4\pi } \right)\) ta có nghiệm :

\({x_1} = {\pi \over 2};{x_2} = {{5\pi } \over 2}.\)

LG b

Cũng câu hỏi tương tự cho hàm số \(y = \cos x\) đối với mỗi phương trình sau

1.  \(\cos x = {1 \over 2}\)

2. \(\cos x = -1\).

Lời giải chi tiết:

Tương tự câu a) ta có hình vẽ sau :

1. Nghiệm của phương trình \(\cos x = {1 \over 2}\) thuộc khoảng \((-π;4π)\) là :

\({x_1} = - {\pi \over 3};{x_2} = {\pi \over 3};{x_3} = {{5\pi } \over 3};\)

\({x_4} = {{7\pi } \over 3};{x_5} = {{11\pi } \over 3}\)

2. Nghiệm của phương trình \(\cos x = -1\) thuộc khoảng \((-π ; 4π)\) là :

\(x_1= -π\), \(x_2 = π\), \(x_3= 3π\)


Cùng chủ đề:

Câu 14 trang 106 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 14 trang 142 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 14 trang 195 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 14 trang 225 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 15 trang 18 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 15 trang 28 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 15 trang 51 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 15 trang 64 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 15 trang 102 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 15 trang 109 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 15 trang 142 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao