Câu 46 trang 172 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao — Không quảng cáo

Giải toán 11, giải bài tập toán 11 nâng cao, Toán 11 Nâng cao, đầy đủ đại số giải tích và hình học Bài 8. Hàm số liên tục


Câu 46 trang 172 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Chứng minh rằng :

Chứng minh rằng :

LG a

Các hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - x + 3\,\text {và }\,g\left( x \right) = {{{x^3} - 1} \over {{x^2} + 1}}\) liên tục tại mọi điểm \(x \in\mathbb R\).

Phương pháp giải:

Sử dụng định lí:

Hàm đa thức, phân thức, lượng giác liên tục trên tập xác định.

Lời giải chi tiết:

Hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - x + 3\) xác định trên \(\mathbb R\). Với mọi \(x_0\in\mathbb R\), ta có:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \left( {{x^3} - x + 3} \right) \) \(= x_0^3 - {x_0} + 3 = f\left( {{x_0}} \right)\)

Vậy f liên tục tại điểm x 0 . Do đó hàm số f liên tục trên \(\mathbb R\).

(Có thể khẳng định ngay: Hàm số f(x) là hàm đa thức xác định trên R nên nó liên tục trên R\).

Hàm số g là hàm phân thức xác định trên R (do \(x^2+1\ne 0, \forall x\)) nên g liên tục trên tập xác định \(D=\mathbb R\).

LG b

Hàm số  \(f\left( x \right) = \left\{ {\matrix{{{{{x^2} - 3x + 2} \over {x - 2}}\,\text{ với}\,x \ne 2,} \cr {1\,\text{ với}\,x = 2} \cr} } \right.\)

liên tục tại điểm \(x = 2\)

Phương pháp giải:

Hàm số y=f(x) liên tục tại \(x_0\) \( \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = f\left( {{x_0}} \right)\)

Lời giải chi tiết:

Với mọi \(x ≠ 2\), ta có:

\(f\left( x \right) = {{{x^2} - 3x + 2} \over {x - 2}} = {{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)} \over {x - 2}} = x - 1\)

Do đó  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \left( x-1 \right) = 1 = f\left( 2 \right)\)

Vậy hàm số f liên tục tại điểm \(x = 2\)

LG c

Hàm số  \(f\left( x \right) = \left\{ {\matrix{{{{{x^3} - 1} \over {x - 1}}\,\text{ với}\,x \ne 1} \cr {2\,\text{ với}\,x = 1} \cr} } \right.\)

gián đoạn tại điểm \(x = 1\)

Lời giải chi tiết:

Với mọi  \(x ≠ 1\), ta có:

\(f(x) = {{{x^3} - 1} \over {x - 1}} = {x^2} + x + 1\)

Do đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) \) \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \,({x^2} + x + 1) = 3 \ne 2 = f(1)\)

Vậy hàm số f gián đoạn tại điểm \(x = 1\)


Cùng chủ đề:

Câu 45 trang 219 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 46 trang 48 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 46 trang 75 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 46 trang 90 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 46 trang 123 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 46 trang 172 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 46 trang 219 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 47 trang 48 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 47 trang 75 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 47 trang 91 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 47 trang 123 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao